6 Lĩnh Vực Cốt Lõi Của Ngành Quản Trị Kinh Doanh

  1. Kinh doanh

Quản trị kinh doanh (Business Administration Major) là một ngành quan trọng giúp học sinh, sinh viên phát triển sự nghiệp trong môi trường doanh nghiệp.

Quản trị kinh doanh có 7 lĩnh vực cốt lõi, bao gồm Kế toán (Accounting), Tài chính (Finance), Tiếp thị (Marketing), Quản lý thông tin (Management Information System), Quản trị nhân sự (Human Resource Management), và Khởi nghiệp (Entrepreneurship)

Hiểu rõ từng lĩnh vực sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc và áp dụng chúng vào các tình huống thực tế trong công việc sau này.

Dưới đây là cái nhìn chi tiết về 7 lĩnh vực quan trọng trong ngành Quản trị Kinh doanh.

1. Kế Toán

Kế toán là công cụ ghi chép các giao dịch trong kinh doanh (bán hàng, chi phí, lương bổng, v.v.). Chúng hỗ trợ kế toán viên tổng kết và báo cáo hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. 

Giám đốc doanh nghiệp cũng cần phải hiểu các công cụ Kế toán (ví dụ: các bản báo cáo tài chính) để nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách nhanh chóng.

Chương trình học Kế toán sẽ giúp bạn nắm vững cách lập các báo cáo tài chính như Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet), Báo cáo kết quả kinh doanh (Income Statement), và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement).

Tại sao kế toán quan trọng trong kinh doanh?

  • Giúp đo lường và kiểm soát tài chính: Kế toán giúp bạn hiểu rõ các nguồn doanh thu và chi tiêu của một doanh nghiệp. 

  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh: Qua báo cáo tài chính, bạn có thể biết được sự hiệu quả trong hoạt động, qua đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách phù hợp.

Học kế toán sẽ giúp bạn hiểu được cách vận hành cơ bản của một doanh nghiệp dựa trên các báo cáo tài chính.

2. Tài Chính

Tài chính là công cụ giúp đánh giá tình hình sức khỏe của doanh nghiệp.

Các phương pháp tài chính sẽ hỗ trợ bạn phân tích nguồn vốn và dòng tiền ra vào. 

Khi học về tài chính, bạn sẽ nắm vững giá trị của đồng tiền theo thời gian, cách doanh nghiệp sử dụng vốn, quản lý rủi ro, và tối ưu hóa lợi nhuận.

Khác với Kế toán, Tài chính đòi hỏi khả năng phân tích sâu hơn vì lĩnh vực này bao gồm cả mảng đầu tư của doanh nghiệp. 

Các số liệu tổng hợp từ Kế toán sẽ là nền tảng để Tài chính tiến hành phân tích chi tiết.

Các lĩnh vực chính trong Tài chính bao gồm:

  • Tài chính doanh nghiệp: Quản lý nguồn vốn và ngân sách của doanh nghiệp.

  • Đầu tư: Xây dựng chiến lược đầu tư và quản lý rủi ro hiệu quả.

  • Thị trường tài chính: Hiểu rõ về thị trường tài chính và cách doanh nghiệp có thể tham gia huy động vốn một cách chiến lược.

Tài chính vững mạnh là nguồn năng lượng dồi dào nuôi sống doanh nghiệp.

Trong kinh doanh, mua bán hay sản xuất, mọi hoạt động đều gắn liền với tài chính – từ doanh thu, chi phí, lợi nhuận, đến vốn vận hành, v.v. Vì vậy, hiểu biết sâu sắc về tài chính sẽ giúp bạn quản lý hiệu quả mọi dòng tiền của một doanh nghiệp.

3. Tiếp Thị

Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và giữ chân khách hàng. 

Để hiểu khách hàng cần gì, bạn phải có kiến thức về marketing - điều này giúp bạn nắm bắt nhu cầu của khách hàng và từ đó phát triển sản phẩm, dịch vụ sao cho phù hợp.

Marketing cũng dạy bạn về nghệ thuật định giá sản phẩm và xây dựng các gói ưu đãi hấp dẫn. Điều này khiến khách hàng khó lòng từ chối khi nghe đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Một số khía cạnh chính của Marketing bao gồm:

  • Nghiên cứu thị trường: Phân tích nhu cầu và xu hướng của người tiêu dùng.

  • Phát triển sản phẩm: Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm theo nhu cầu thị trường.

  • Quảng bá và truyền thông: Xác định các kênh truyền thông phù hợp để quảng bá sản phẩm đến khách hàng.

Lưu ý, Marketing không phải là quảng cáo (advertising). Quảng cáo chỉ là một trong những chủ đề chính trong lĩnh vực Marketing, bên cạnh đó còn có Chăm sóc khách hàng (Customer service), Đăng tải nội dung (Content), Quan hệ cộng đồng (Public relations), v.v.

Đối với học sinh và sinh viên, học Marketing sẽ giúp bạn khám phá cách thức tìm kiếm khách hàng và tăng trưởng doanh thu của một doanh nghiệp. 

4. Quản Lý Hệ Thống Thông Tin

Quản Lý Hệ Thống Thông Tin là lĩnh vực tập trung vào việc thu thập, quản lý và sử dụng dữ liệu của một doanh nghiệp.

Những dữ liệu này bao gồm thông tin khách hàng, thói quen của khách hàng, số liệu hàng hoá, thông tin của nhân viên công ty, v.v. Chúng đóng góp rất nhiều vào việc phát triển sản phẩm, phát triển marketing, qua đó tối ưu hoá tổ chức vận hành của doanh nghiệp.

MIS đóng vai trò quan trọng trong việc:

  • Tối ưu hóa quy trình kinh doanh

  • Hỗ trợ ra quyết định

  • Bảo mật thông tin

Các kỹ năng bạn sẽ học được trong lĩnh vực MIS có thể bao gồm Phân tích dữ liệu (Data Analytics), Thống kê (Statistics), An ninh mạng (Cyber Security), v.v.

Với vai trò ngày càng lớn của công nghệ trong kinh doanh, MIS sẽ giúp bạn quản lý và xử lý thông tin một cách hiệu quả.

5. Quản Trị Nhân Sự

Quản trị nhân sự là quản trị con người - lĩnh vực này bao gồm các hoạt động như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, và phát triển đội ngũ nhân viên cũng như lãnh đạo. Một môi trường làm việc tích cực và thu hút sẽ hấp dẫn nhiều người muốn gia nhập doanh nghiệp.

Ngoài ra, Quản trị nhân sự cũng có trách nhiệm xây dựng các chính sách ưu đãi cho nhân viên trong doanh nghiệp. Chính sách ưu đãi tốt sẽ giúp giữ chân nhân tài, giảm thiểu tình trạng nghỉ việc hoặc chuyển sang công ty khác.

Các kỹ năng chính trong lĩnh vực Quản trị nhân sự bao gồm:

  • Tuyển dụng và giữ chân nhân tài: Xây dựng chiến lược thu hút và duy trì những người tài năng.

  • Đào tạo và phát triển: Cung cấp các chương trình đào tạo để nâng cao năng lực nhân viên.

  • Quản lý hiệu suất công việc: Đánh giá hiệu quả làm việc và thiết lập kế hoạch phát triển cá nhân.

Sinh viên học về Quản trị nhân sự sẽ hiểu rõ cách tạo động lực, nâng cao năng suất và xây dựng môi trường làm việc tích cực. 

6. Khởi Nghiệp

Khởi nghiệp là lĩnh vực cuối cùng và cũng là niềm mơ ước của nhiều học sinh, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh.

Khởi nghiệp là quá trình sáng tạo và phát triển ý tưởng kinh doanh, tập trung vào giai đoạn đầu của một doanh nghiệp, từ việc hình thành ý tưởng, lập kế hoạch kinh doanh, đến triển khai hoạt động.

Các môi trường khởi nghiệp nổi tiếng như Silicon Valley ở San Francisco - nơi hội tụ nhiềuquỹ đầu tưsẵn sàng rót vốn cho các nhà khởi nghiệp có ý tưởng sáng tạo. Các trung tâm tài chính lớn cũng là nơi mà các nhà khởi nghiệp có thể tìm kiếm nguồn đầu tư và huy động vốn tương tự.

Các kỹ năng quan trọng trong Khởi nghiệp bao gồm:

  • Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo: Nhận biết và đánh giá các cơ hội kinh doanh tiềm năng.

  • Lập kế hoạch kinh doanh: Xây dựng lộ trình chi tiết để triển khai ý tưởng.

  • Hoạch định tài chính: Lên phương án tài chính và huy động vốn để vận hành doanh nghiệp trong giai đoạn khởi đầu.

Ngoài sáng tạo, Khởi nghiệp còn đòi hỏi sự kiên nhẫn.

Đã là khởi nghiệp thì sẽ có nhiều thách thức và rủi ro – một nhà khởi nghiệp thành công sẽ hoạch định chiến lược để xử lý các vấn đề khi chúng phát sinh.

Môi trường khởi nghiệp là cơ hội để thử nghiệm những ý tưởng đột phá, biến ước m làm chủ doanh nghiệp của bạn thành hiện thực.

Hy vọng bạn đã biết rõ hơn về từng lĩnh vực trên, để giúp bạn theo đuổi ngành Quản trị kinh doanh một cách tốt nhất.


Ricky Thai

Lead Mentor at Thai Academy

Từ khóa: 

kinh doanh