6 lầm tưởng về Trầm Cảm - Psych2Go

  1. Tâm lý học

- Trầm cảm là một bệnh tâm lý nghiêm trọng đã ảnh hưởng tới hàng triệu người. Và cho dù mọi người đã có nhận thức cao hơn về căn bệnh này những năm gần đây, tuy vậy vẫn có nhiều lầm tưởng về trầm cảm.

- Xã hội vẫn còn nhiều kỳ thị về các bệnh lý tinh thần nói chung và trầm cảm nói riêng, thật khó để chung sống với trầm cảm và để nói với mọi người về căn bện này. Bài viết này với mục đích cung cấp cho bạn thêm thông tin về những gì người mắc trầm cảm đang cảm nhận mà nhiều người không biết hoặc hiểu sai.

1. Người trầm cảm không phải lúc nào cũng buồn bã.

Trầm cảm là căn bệnh phức tạp ảnh hưởng đến não bộ. Điều này có nghĩa trầm cảm không ngang bằng với việc cảm thấy buồn bã. Giống như ung thư, trầm cảm có rất nhiều loại khác nhau. Vì thế cho dù bạn thấy một người hàng xóm hay bạn bè của bạn đang vui vẻ, cũng có thể họ đang phải chịu đựng sự trầm cảm bên trong.

2. Trầm cảm không định nghĩa nhân cách người bệnh

Cho dù trầm cảm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh, nhưng cần phải nhớ rằng, họ có nhiều thứ đáng để nói đến ngoài căn bệnh khổ sở mà họ đang mắc phải.

3. Trầm cảm không bao giờ là lựa chọn

Những người mắc trầm cảm không chọn lựa chịu đựng và cư xử theo cách đó. Sống chung với trầm cảm nghe có vẻ khó khăn, nhưng thực tế cảm giác chịu đựng còn khổ sở hơn nhiều khi những người xung quang nghĩ bạn giả vờ như vậy. Đôi khi không có nguyên do rõ ràng tại sao ai đó mắc trầm cảm. Căn bệnh này điều khiển não bộ khiến họ khó đưa ra các lựa chọn, họ không thể điều khiển được cảm nhận, cách họ suy nghĩ vì thế nên đó thực sự là một cuộc đấu tranh vật lộn để tìm ra cách sống một cuộc đời mà họ mong muốn, đánh bại những suy nghĩ tiêu cực quẩn quanh bên trong họ.

4. Người trầm cảm không muốn chết. Họ chỉ không muốn tiếp tục sống như vậy.

Nhiều người nghĩ rằng người trầm cảm mất hết ý chí sống, không phải như vậy, mắc trầm cảm khiến cuộc sống bị điều khiển quá mức chịu đựng, những suy nghĩ và cảm xúc căng thẳng choáng ngợp mà họ phải chịu đựng. Không dễ dàng để giải thích cảm giác khi bị trầm cảm nhưng nhiều người bệnh đã mô tả cảm giác của họ với những từ ngữ như: bóng tối, đè nặng, ép chặt.

5. Người mắc trầm cảm cũng muốn được yêu thương

Mắc trầm cảm có thể khiến bạn cô lập bản thân, nhưng tình trạng sẽ ngày càng nặng hơn khi những người xung quanh ghét bỏ, xa lạnh bạn vì điều đó. Những người mắc trầm cảm có xu hướng đẩy mọi người ra xa mình nhưng điều đó không có nghĩa họ không muốn đón nhận tình yêu thương, điều đó chỉ có nghĩa là họ muốn ở một mình để cảm thấy tốt hơn trước khi họ có thể đón nhận bất kỳ điều gì khác. Mặc dù họ luôn xa lánh mọi người, nhưng họ luôn cần một ai đó luôn bên cạnh họ, sẵn sàng yêu thương và hỗ trợ họ, kiên nhẫn chờ họ vượt qua.

6. Bạn không cần giúp sửa lỗi thay họ và họ cũng không phải người bạn độc hại

Đây là điều quan trọng nhất khi bạn biết ai đó đang mắc trầm cảm. Thông thường, khi bạn biết có một người bạn hay người thân đang chóng chọi với trầm cảm, bạn cảm thấy bị bắt buộc phải giúp họ sửa chữa các vấn đề của họ. Tuy nhiên, mặc dù ý định của bạn là tốt, nhưng cách tốt nhất để hỗ trợ những người bị trầm cảm là bạn chỉ lắng nghe mà không hề phán xét điều gì. Sẽ luôn mang lại cảm giác tốt hơn nếu bạn cho họ thấy có thể thoải mái tâm sự cùng bạn và hãy cố gắng thông cảm với tâm trạng đang trầm cảm của họ.

- Nếu bạn hay ai đó cảm thấy chán nản hay muốn tự tử, xin nhớ rằng, các bạn không hề đơn độc, hãy tìm kiếm những người mà bạn tin tưởng để giúp đỡ. Hoặc tìm đến các chuyên gia để được tư vấn đúng cách nhé ♡

(Nguồn: Psych2Go)

Từ khóa: 

trầm cảm

,

lầm tưởng

,

tâm lý học

https://cdn.noron.vn/2021/11/10/19299444128401324229190363953028575362991457n-1636536278.jpg
Trả lời
https://cdn.noron.vn/2021/11/10/19299444128401324229190363953028575362991457n-1636536278.jpg

Nếu kịp phát hiện ra và đi khám thì đó là điều vô cùng may mắn. Bởi vì 1 mình bạn k chống đỡ nổi đâu. Tồi tệ lắm.

Nếu cảm thấy bản thân mình thực sự không ổn và không tự cứu được mình, hãy thẳng thắn nhìn vào thực tế và tìm sự trợ giúp từ bên ngoài, từ người có chuyên môn. Cách tốt nhất là đi khám bsi và điều trị. Cứ nghĩ đơn giản là cái gì không thể vượt qua được thì cứ sống chung vui vẻ với nó đi. Sang chấn tâm lý về lâu dài sẽ để lại thói quen không tốt cho não, 1 trong số đó là nghiện những nỗi đau và mất khả năng tưởng tượng. Lời khuyên cho những bạn đang bị bệnh là hãy gặp bsi, gặp những người có chuyên môn thực sự giúp mình giải quyết vấn đề chứ đừng mang câu chuyện của mình cho những người kém hiểu biết.