5 thói quen xấu của Mẹ bầu khiến con sinh ra kém thông minh
Các nhà khoa học sau khi nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng những thói quen của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển toàn diện của trẻ cả về trí tuệ, thói quen và tính cách của bé sau này. Theo đó, sức khỏe thể chất và tinh thần kém của thai nhi khi sinh ra cũng là một trong những hậu quả xấu từ thói quen sinh hoạt và ăn uống của mẹ trong quá trình mang thai. Vì thế mẹ nhất định cần chú ý tránh những thói quen xấu dưới đây để đảm điều kiện phát triển tốt nhất cho bé.
1. Thức khuya, ngủ muộn
Đồng hồ sinh học của trẻ được thiết lập từ khi còn là bào thai, chính vì vậy, việc mẹ thức khuya, dậy sớm cũng ảnh hưởng đến bé.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, các bà bầu đi ngủ sớm, dậy sớm sẽ sinh ra những đứa trẻ dễ nuôi, không ngủ ngày chơi đêm và dễ sinh hoạt theo nề nếp ổn định. Ngược lại, khi bà bầu thường xuyên ngủ trễ, con cũng sẽ bị “di truyền” tính này và “chăm chỉ” chơi vào ban đêm nhưng lại ngủ li bì vào ban ngày sẽ rất cực cho mẹ. Điều này làm cho nhịp sinh học của bé bị ảnh hưởng, khiến việc chăm sóc của mẹ gặp khó khăn hơn.
Trong thời gian mang thai, mẹ nên từ bỏ những thói quen xấu, dành thời gian nghỉ ngơi đặc biệt là đi ngủ đủ giấc và đúng giờ. Mẹ cần ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và có thêm 1 giờ nghỉ trưa. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh xa rượu, thuốc lá, những nơi quá ồn ào để không ảnh hưởng xấu đến bé.
2. Hay nổi giận, căng thẳng
Khi mẹ bầu thường xuyên cáu giận vô cớ thì em bé sinh ra cũng mắc tật không tốt như là hay cáu kỉnh, khó chịu với người xung quanh. Việc duy trì một tâm trạng tốt khi mang thai là rất cần thiết. Mẹ nên tạo tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng trong công việc và cuộc sống, đồng thời nên chăm chỉ tập luyện thể thao. Mẹ nên dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập những môn thể thao mình yêu thích. Nếu mẹ thực sự cảm thấy mệt mỏi, chán nản, hãy dành thời gian nghỉ ngơi hoặc tâm sự với người thân, bạn bè. Trong sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu cũng nên cải thiện tâm trạng bằng cách xem phim hài, đọc truyện cười hoặc làm những hoạt động mình yêu thích… sẽ giúp cải thiện tâm trạng rất tốt.
3. Lười vận động
Nhiều mẹ bầu thường nghĩ rằng đây là thời gian mình cần được nghỉ ngơi nhiều và gia đình cũng ưu tiên hết mức. Vì vậy sản phụ thường có xu hướng chỉ nằm yên một chỗ, lười vận động. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm và dễ sinh ra những đứa trẻ kém phát triển.
Thực tế, mẹ bầu và em bé có sự kết nối thông tin rất mật thiết. Khi mẹ làm việc, suy nghĩ đầu óc hay vận động chân tay thì em bé đều cảm nhận được và đó như sợi dây vô tình kết nối hai mẹ con. Mẹ lười học tập, lao động sẽ sinh ra những em bé cũng sẽ lười biếng, kém phát triển trí não.
4. Lười suy nghĩ
Nhiều mẹ bầu thường lười suy nghĩ đã số các bà bầu sẽ luôn là được ưu tiên và được phép lười biếng, không cần làm việc nặng nhọc vận động nhiều quá sức điều này là hoàn toàn đúng.
Nhưng lười suy nghĩ là một việc làm sia bởi điều này sẽ làm cho mẹ bầu thêm ù ì và làm cho thai nhi kém thông minh ngay từ trong bụng mẹ.
Khi mẹ lười suy nghĩ, các tế bào thần kinh của thai nhi cũng sẽ ít được vận động vì thế con ra đời sẽ kém tập trung, khiến cho em bé trong bụng mẹ không lanh lợi nhạy bén hơn các em bé khác.
4. Kén ăn
Việc mẹ kén ăn có thể ảnh hưởng đến sự dung nạp dinh dưỡng cho cơ thể, khiến cơ thể không đủ chất. Chẳng hạn như thiếu axit folic vào đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi, dị tật ống thần kinh.
Khi mẹ bầu quá kén ăn sẽ làm ảnh hưởng tới tâm trạng của bé bởi khi mẹ không ăn thứ nào đó, thì em bé sẽ thiếu đi dinh dưỡng của loại thực phẩm đó. Đồng thời mẹ bầu quá kén ăn cũng khiến cho thai nhi của mình sinh ra bị kén ăn như mẹ. Bên cạnh đó, những mẹ bầu kén ăn thường sẽ sinh con thiếu dinh dưỡng còi cọc hơn bình thường.
Hơn thế nữa, chế độ ăn không đủ chất của mẹ còn ảnh hưởng đến sở thích ăn uống của bé nữa. Vì thế, mẹ tuyệt đối không nên chỉ ưu tiên những thực phẩm mình thích mà bỏ qua những món ăn giàu dưỡng chất khác. Cùng đó mẹ cũng nên cố gắng ăn đủ bữa, đúng giờ, sinh hoạt điều độ và nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh và được tư vấn các biện pháp phòng và điều trị để bé khi sinh ra phát triển hoàn thiện.