5 quy tắc ứng xử trên mâm cơm ngày Tết: tưởng đơn giản nhưng hóa ra lại không dễ chút nào

  1. Văn hóa

Để trả lời cho câu hỏi Không được rung đùi khi ăn, không được dựng đũa đứng trong bát cơm, không được dùng đũa khuấy vào bát ăn chung... còn bao nhiêu quy tắc nữa trên bàn ăn?, chúng mình có soạn ra một vài quy tắc ứng xử của người Việt trên bữa cơm thường nhật.

tet-miennam-copy-1485583876754

Ảnh: Kênh 14

Từ lâu người Việt đã nổi tiếng là "khó tính" trong những quy tắc ứng xử, đặc biệt là trên mâm cơm. Với một đất nước có lịch sử phát triển hơn 4000 nghìn năm thì điều này là hoàn toàn dễ hiểu. Người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng luôn coi trọng sự thanh tao, nhã nhặn, như ông bà mình vẫn hay dặn con cháu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở".

1.intro-01



Quy tắc 1: Không chê món ăn

243

Tại sao lại không được chê món ăn? Đơn giản vì đó là cử chỉ lịch sự tối thiểu mà bất kì ai cũng nên tuân thủ, nhất là khi đến làm khách nhà người khác. Có trường hợp chủ nhà vừa mới dọn món ra thì nhiều người lấy đũa nếm thử rồi chê khen, phê phán đủ điều. Dẫu biết họ không cố tình nhưng vô hình trung câu nói đó sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của người nấu và không khí dùng cơm, khiến mọi người chẳng còn vui vẻ.

244 (1)


Quy tắc 2: Cho canh vào bát nhỏ

236

Trong trường hợp ăn canh, người chủ nhà cũng phải tùy thuộc vào loại canh mà dọn bát đũa phù hợp. Tuy nhiên khi ăn, chúng ta nên nhớ cho canh ra bát nhỏ, tuyệt đối tránh vừa ăn vừa múc liên hồi tạo cảm giác khó chịu và không được vệ sinh cho lắm.

Nếu là người trong cùng một gia đình c thì có thể "dĩ hòa vi quý" chuyện này, nhưng khi đi ăn ở những nơi sang trọng hoặc với khách hàng, đồng nghiệp, người lần đầu gặp mặt thì đây chính là quy tắc cơ bản mà mỗi người đều phải nên tuân theo.

237


3. Quy tắc 3: Không được dùng đũa chỉ trỏ

242

Dĩ nhiên rồi, vì nếu dùng tay không chỉ trỏ thôi cũng đã là một hành động thiếu lịch sự, huống hồ gì dùng đũa ăn để chỉ trỏ người này, người kia. Ngoài ra còn có một số quy tắc dùng đũa chúng ta cũng nên lưu ý trong các bữa cơm, chẳng hạn như không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm, không được cắn răng vào đũa trong khi ăn, không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm và phải trở đầu đũa khi gắp thức ăn cho người khác.

239


4. Nhập gia tùy tục

241


Điều này là vô cùng hiển nhiên, không riêng gì ở Việt Nam hay phương Đông mà mệnh đề này luôn đúng với tất cả các quốc gia trên thế giới. Tiếng Anh có câu: "When in Rome, do as the Romans do". Mỗi nơi mỗi vùng đều có một phong tục riêng, một cách sống và lối ứng xử riêng buộc chúng ta phải tuân theo. Khi đến nhà người khác, cá nhân mình thường quan sát cách làm của gia chủ để thực hiện theo cho đúng. Chỉ cần để ý và tinh tế một chút thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều!

240


5. Liệu cơm gắp mắm

246

Quy tắc cuối cùng là hãy biết liệu cơm gắp mắm. Khi bước vào bàn ăn, mình thường nhìn số lượng thức ăn cũng như số lượng người, sau đó gắp lượng thức ăn vừa đủ. Tuyệt đối không ăn tham! Nhiều người vô ý đến nhà người khác thường ăn tùy tiện mà không để ý trước sau, dù chủ nhà bảo "cứ tự nhiên" nhưng đôi khi sự tự nhiên ấy cũng được dừng ở mức giới hạn.

245


Lời kết:

Nghe có vẻ "nhọc nhằn" nhưng thật sự đấy là những tiêu chuẩn cơ bản mà mình nghĩ không riêng gì người Việt mà hầu hết người dân các nước đều thực hiện. Bữa cơm là sự tập trung cao nhất tình hữu nghị, sự thân thiện, hòa khí giữa người với người. Khi hẹn một ai đó đến nhà dùng cơm nghĩa là tình cảm bạn bè đã trở nên khăng khít hơn. Đừng để những điều "vô ý" nhỏ nhặt của bản thân lại gây ra sự mất thiện cảm cho người khác, về lâu về dài biến thành một thói xấu cực kỳ khó chữa.

Thiết kế hình ảnh & nội dung: Lê Thành Lâm, Duy Toản

Biên tập: Nghĩa CoCo

------

Tham khảo:

Những quy tắc trêm mâm cơm Việt (Facebook Nguyễn Vân Nga) và một số tài liệu khác

Từ khóa: 

hiểu tết để yêu tết

,

tết việt

,

ứng xử mâm cơm

,

tinh hoa việt nam

,

văn hóa