5 Phút Hiểu Ngay Thuyết Tương Đối Của Einstein - Phần 1

  1. Khoa học

PHẦN 1: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP.

Đây là một học thuyết vật lý cao cấp, rất hàn lâm, khó tiếp cận với đại chúng, nhất là các bạn học sinh, sinh viên không chuyên sâu về vật lý.

Bản thân tôi sau 30 phút tra google, đọc wiki, xem youtube xong cũng phải chạy đi nhặt lại não mấy lần, chính vì vậy tôi quyết định viết bài này để giúp tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được học thuyết quan trọng nhất thế kỉ 20 này.

https://cdn.noron.vn/2019/11/28/b58e2a9e144826fc631ae7182416cd08.png

1. Tại sao lại là tương đối mà không phải tuyệt đối.

Hãy xét một ví dụ:nếu bạn đang lái chiếc oto di chuyển trên đường với vận tốc 60km/h, thì bạn có thể nói rằng vận tốc của bạn so với trái đất là VẬN TỐC THỰC TUYỆT ĐỐI được không?

Không hề, vì đó chỉ là vận tốc trên sự quan sát của bạn mà thôi, giả sử khi bạn di chuyển tôi đang ở mặt trăng nhìn xuống bạn, thì vận tốc của bạn sẽ phải tính cả vận tốc quay của trái đất quanh trục nữa, chắc chắn khác 60 km/h.

Hoặc một chiếc UFO ở ngoài hệ mặt trời đang theo dõi bạn, họ cũng sẽ phải tính thêm cả vận tốc quay của trái đất trong hệ mặt trời.Đó chính là sự tương đối trong vũ trụ này, kể cả không gian, thời gian và khối lượng.….Chỉ cần thay đổi người quan sát hay hệ quy chiếu là hệ thống cần đo sẽ không còn tuyệt đối nữa.

2.Các tiên đề của thuyết tương đối hẹp:

Tiên Đề 1: Nguyên lí tương đối

Định nghĩa: Các định luật vật lý là bất biến trong mọi hệ quy chiếu quán tính. Giải thích: Các định luật vật lý là như nhau đối với mọi vật đang đứng yên hoặc chuyển động ĐỀU.

Ví dụ: Nếu bạn đứng yên, hay đang ở trong một chiếc oto di chuyển 100 km/h ( cửa kính đóng kín ), hoặc trên máy bay với vận tốc 1000 km/h,thì khi bạn thả 1 đồng xu xuống, nó đều rơi theo phương thẳng đứng.Mọi định luật vật lý tác động lên đồng xu trong 3 trường hợp là như nhau.

https://cdn.noron.vn/2019/11/28/275a6ac814729c1286c123f182639859.jpg
Tiên đề 2: Nguyên lý bất biến của vận tốc ánh sáng trong chân không

Định nghĩa: Tốc độ ánh sáng trong chân không là như nhau đối với mọi quan sát viên, bất kể chuyển động của nguồn phát ánh sáng như thế nào.

Giải thích: trong vũ trụ, tốc độ ánh sáng trong chân không là lớn nhất,không thể vượt qua. Đối với mọi người quan sát, tốc độ ánh sáng luôn bằng 299.792.458 m/s.Ngoài ra tốc độ ánh sáng không thay đổi cho dù nguồn phát sáng di chuyển hay đứng im.

https://cdn.noron.vn/2019/11/28/1275eb2b61671cc2e12231f905224985.jpg

Ví dụ: Chúng ta xét tiếp trước xe oto ở trên, mặc dù vận tốc của oto là tương đối tuỳ vào người quan sát, nhưng trong vũ trụ ánh sáng là trường hợp đặc biệt, tốc độ ánh sáng là tuyệt đối.

Nếu bạn tăng tốc xe lên vận tốc 1000 km/h, rồi bật đèn pha thì tốc độ ánh sáng chiếu từ đèn cũng chỉ đạt tốc độ cố định bằng ~300 tr m/s.Cho dù thằng Alien ở ngoài hệ mặt trời quan sát bạn thì nó cũng chỉ thấy tốc độ ánh sáng như vậy. Riêng với ánh sáng thì công thức cộng vận tốc: ( tốc độ xe + tốc độ ánh sáng) của Newton đã không còn áp dụng được nữa.

3- Các hệ quả nổi bật của thuyết tương đối hẹp:

Để hiểu rõ hơn sự tương đối ở đây là gì, ta sẽ phải chia ra 2 hệ quy chiếu khác nhau để so sánh: người di chuyển và người quan sát.

1.Độ dài cũng tương đối:

Khi tốc độ di chuyển càng cao thì người quan sát sẽ thấy độ dài của vật co ngắn lại theo chiều chuyển động ( bản thân vật không nhận thấy điều này )

Ví dụ: một con tàu vũ trụ dài 100m đạt vận tốc bằng gần bằng tốc độ ánh sáng thì trong lúc di chuyển người quan sát sẽ thấy độ dài của tàu co lại chỉ còn khoảng 20m.

2.Khoảng cách cũng tương đối:

Khi tốc độ di chuyển càng cao thì người di chuyển thấy khoảng cách càng co ngắn lại.

Ví dụ: ta cần di chuyển quãng đường dài 1000 km, nếu có một con tàu vũ trụ bay với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng thì bản thân ta sẽ thấy quãng đường bị co ngắn lại chỉ còn vài trăm mét (người quan sát bên ngoài vẫn thấy quãng đường dài 1000km không đổi)

3.Khối lượng cũng tương đối:

Một vật chuyển động càng gần tốc độ ánh sáng thì người quan sát thấy khối lượng của nó càng tăng. (trên cảm nhận của nó thì khối lượng không đổi)

Ví dụ: trong máy gia tốc hạt khi các hạt electron đạt vận tốc tiệm cận tốc độ ánh sáng thì các nhà khoa học đo được khối lượng của nó tăng 2000 lần so với khi electron ở trạng thái nghỉ.

Khối lượng vật khi di chuyển tiệm cận tốc độ ánh sáng là khối lượng tương đối, khác hoàn toàn với khối lượng nghỉ (đứng yên) của vật. Khối lượng nghỉ của vật không thay đổi dù di chuyển với tốc độ cao.

4.Thời gian cũng tương đối:

Một người di chuyển càng nhanh thì thời gian của người đó càng trôi chậm lại so với người quan sát đứng yên.

Ví dụ: Trường và Ngọc cùng 30 tuổi, Trường lên phi thuyền di chuyển với tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng để đến hành tinh cách trái đất 20 năm ánh sáng, khi trở về Trường mới 31 tuổi, còn Ngọc đã 70. Đối với Trường, thời gian du hành trôi qua chỉ như cái chớp mắt, hay nói cách khác, Trường đã du hành thời gian đến tương lai của Ngọc.

https://cdn.noron.vn/2019/11/28/b50bd24da30eb2e42c195d9f8cfcc6a9.gif

5.Vận tốc ánh sáng là tuyệt đối:

Chỉ có photon (và các hạt không có khối lượng) đạt được tốc độ cao nhất trong vũ trụ - tốc độ ánh sáng, còn tất cả các vật có khối lượng khi tiệm cận tốc độ ánh sáng thì động lượng sẽ tăng vô hạn, và năng lượng cung cấp để di chuyển cũng tăng đến vô hạn, điều này bất khả thi trong vật lý.

3.Kết luận:

Ngày nay, sau hơn 100 năm ra đời, thuyết tương đối hẹp đã được chứng minh bằng lý thuyết và thực nghiệm, tất cả các tiên đề,hệ quả.Và thuyết tương đối hẹp cũng được ứng dụng trong thực tế ở rất nhiều lĩnh vực, đơn cử là hệ thống định vị toàn cầu GPS mà các bạn đang dùng trong điện thoại cũng liên quan đến sự giãn nở thời gian của thuyết tương đối.

https://cdn.noron.vn/2019/11/28/a7c6efa5cad60bfe77d6a9afba8c3316.png

Mọi người có thắc mắc gì xin vui lòng comment tôi sẽ cố gắng giải đáp trong khả năng của mình.Xin cảm ơn !

Dưới đây là chuyên mục 5 phút hiểu Vật Lý Lượng Tử.

Nguồn: Trường Vũ biên soạn

Từ khóa: 

vật lý

,

thuyết tương đối

,

einstein

,

thuyết tương đối hẹp

,

khoa học

Hôm nay mới đọc được bài viết này của bạn. Viết rất khá, chứng tỏ bạn đã bỏ thời gian ra nghiên cứu khá lâu.

Có vài điểm góp ý sau:

Một là theo mình biết thì lý do "thuyết tương đối" được gọi là "tương đối" là vì cái tiên đề thứ nhất của nó. Trong tất cả các lý thuyết từ cơ học cổ điển đến lượng tử, không có cái nào dựa trên tiên đề rằng "mọi định luật đều được quan sát giống nhau giữa vật và vị trí tương đối với người quan sát". Chính vì vậy người ta gọi tên cho dễ nhớ, mang ý nghĩa rằng "lý thuyết này dựa trên tính tương đối ấy nhé!".

Thứ hai là với mình, sẽ thấy dễ hiểu khi giải thích sự tương quan giữa tốc độ ánh sáng và không gian. Con người cảm nhận được không gian là thông qua ánh sáng, truyền đến mắt của người quan sát. Giả sử không có tiên đề về tốc độ ánh sáng, khi một vật đứng im ở điểm A (tức v=0), thì thời gian để người quan sát thấy vật tại điểm A là d*c (với d là khoảng cách từ A đến người quan sát). Nếu vật đang ở điểm A chuyển động với vận tốc v =.0.1c, về hướng người quan sát, thì thời gian để người quan sát thấy được nó phải là d*(c + v) = d*1.1c.

Đó là công thức của cơ học cổ điển thường thấy. Nhưng vì thuyết tương đối đã coi "tốc độ ánh sáng là cao nhất" là tiên đề (không chứng minh, không tranh cãi), nên phải giải quyết công thức d*1.1c bằng cách đưa con số 1.1 vào d. Nói cách khác là phải công nhận rằng khoảng cách đã bị thu hẹp, hoặc "không gian đã bị rút ngắn lại". Đó chính là hệ quả tất yếu của việc công nhận 2 tiên đề của thuyết tương đối.

Nói tổng quát, trong bất cứ hệ quan sát nào thoả mãn 2 tiên đề trên thì ta có thể rút ra các kết luận dựa trên thuyết tương đối. Bao gồm thời gian bị rút ngắn, không gian cũng thế, và cả kích thước được đo bằng người quan sát cũng thế.

Thứ ba, điều quan trọng của thuyết tương đối là sự liên hệ với người quan sát. Trong cơ học lượng tử, không phải lúc nào cũng cần tới người quan sát. Ví dụ như bắn một quả pháo, việc tính toán vị trí rơi của quả pháo cần dựa vào vị trí của họng pháo mà thôi. Các bạn có thể hiểu họng pháo là "gốc toạ độ" và là "người quan sát", nhưng nó không mang theo thuộc tính giống với thuyết tương đối. Trong thuyết tương đối, điểm mấu chốt là sự cảm nhận của người quan sát về không gian và thời gian. Chính vì vậy nên thuyết tương đối chỉ dùng để khảo sát các chuyển động có vận tốc lớn hoặc các vật có khối lượng khổng lồ như hành tinh mà thôi.

Nói chung, chỉ có cơ học cổ điển là ít quan tâm đến người quan sát và đặc tính của không gian, chứ cơ học lượng tử cũng quan tâm khá nhiều đến người quan sát.

Trả lời

Hôm nay mới đọc được bài viết này của bạn. Viết rất khá, chứng tỏ bạn đã bỏ thời gian ra nghiên cứu khá lâu.

Có vài điểm góp ý sau:

Một là theo mình biết thì lý do "thuyết tương đối" được gọi là "tương đối" là vì cái tiên đề thứ nhất của nó. Trong tất cả các lý thuyết từ cơ học cổ điển đến lượng tử, không có cái nào dựa trên tiên đề rằng "mọi định luật đều được quan sát giống nhau giữa vật và vị trí tương đối với người quan sát". Chính vì vậy người ta gọi tên cho dễ nhớ, mang ý nghĩa rằng "lý thuyết này dựa trên tính tương đối ấy nhé!".

Thứ hai là với mình, sẽ thấy dễ hiểu khi giải thích sự tương quan giữa tốc độ ánh sáng và không gian. Con người cảm nhận được không gian là thông qua ánh sáng, truyền đến mắt của người quan sát. Giả sử không có tiên đề về tốc độ ánh sáng, khi một vật đứng im ở điểm A (tức v=0), thì thời gian để người quan sát thấy vật tại điểm A là d*c (với d là khoảng cách từ A đến người quan sát). Nếu vật đang ở điểm A chuyển động với vận tốc v =.0.1c, về hướng người quan sát, thì thời gian để người quan sát thấy được nó phải là d*(c + v) = d*1.1c.

Đó là công thức của cơ học cổ điển thường thấy. Nhưng vì thuyết tương đối đã coi "tốc độ ánh sáng là cao nhất" là tiên đề (không chứng minh, không tranh cãi), nên phải giải quyết công thức d*1.1c bằng cách đưa con số 1.1 vào d. Nói cách khác là phải công nhận rằng khoảng cách đã bị thu hẹp, hoặc "không gian đã bị rút ngắn lại". Đó chính là hệ quả tất yếu của việc công nhận 2 tiên đề của thuyết tương đối.

Nói tổng quát, trong bất cứ hệ quan sát nào thoả mãn 2 tiên đề trên thì ta có thể rút ra các kết luận dựa trên thuyết tương đối. Bao gồm thời gian bị rút ngắn, không gian cũng thế, và cả kích thước được đo bằng người quan sát cũng thế.

Thứ ba, điều quan trọng của thuyết tương đối là sự liên hệ với người quan sát. Trong cơ học lượng tử, không phải lúc nào cũng cần tới người quan sát. Ví dụ như bắn một quả pháo, việc tính toán vị trí rơi của quả pháo cần dựa vào vị trí của họng pháo mà thôi. Các bạn có thể hiểu họng pháo là "gốc toạ độ" và là "người quan sát", nhưng nó không mang theo thuộc tính giống với thuyết tương đối. Trong thuyết tương đối, điểm mấu chốt là sự cảm nhận của người quan sát về không gian và thời gian. Chính vì vậy nên thuyết tương đối chỉ dùng để khảo sát các chuyển động có vận tốc lớn hoặc các vật có khối lượng khổng lồ như hành tinh mà thôi.

Nói chung, chỉ có cơ học cổ điển là ít quan tâm đến người quan sát và đặc tính của không gian, chứ cơ học lượng tử cũng quan tâm khá nhiều đến người quan sát.

Ánh sáng ( các hạt photon ) có du hành thời gian được không ạ ?

Chào anh, em có một chút thắc mắc là ở ví dụ về thời gian cũng tương đối, anh có đưa ra ví dụ về bạn Trường di chuyển với vận tốc cận ánh sáng để đến hành tinh cách trái đất 20 năm ánh sáng. Câu hỏi của em ở đây là ánh sáng mất tới 20 năm để đến được hành tinh đó, vậy mà bạn Trường này cả đi cả về chỉ mất 1 năm, khá là rối. Mong anh giải thích đoạn này, em xin cảm ơn

Hay quá bạn ơi, không biết là thuyết tương đối có thể được ứng dụng trong đời sống thực tiễn như thế nào nhỉ. Mình nghĩ một trong những cách làm cho các lý thuyết vật lý như vầy dễ hiểu hơn chính là liên hệ chúng với đời sống thường nhật. ^^

Nếu thuyết tương đối là đúng , thì nó là sai . Vì mọi thứ đều là tương đối , nếu thuyết đó đúng tuyệt đối thì nó sai , còn nếu nó là tương đối thì vẫn sẽ có thứ tuyệt đối . Với lại nói ánh sáng là tốc độ cao nhất ( không bàn cãi ) vì đó là tốc độ cao nhất tuyệt đối rồi , thì thuyết tương đối cũng sai .

Mình suy nghĩ vậy thôi , chứ cũng không biết sao nữa ^^ mong bạn giải thích ,vì đối với mình mọi thứ đều là tương đồng với nhau , bổ trợ nhau , không có cái này cái kia không thể tồn tại nên nó không thể gọi là đối nghịch hay trái ngược nhau như "đúng" và "sai" cũng là tương đồng hòa nguyện vào nhau.

Mục dùng công thức E=mc2 của bạn bị nhầm lẫn. E=mc2 chỉ là công thức tương đương giữa khối lượng và năng lượng. Có nghĩa 1 khối lượng cho trước khi chuyển toàn bộ thành năng lượng thì có giá trị tỷ lệ với bình phương tốc độ ánh sáng trong chân ko (c). Cái này chỉ cho thấy 1 khối lượng cụ thể chứa bao nhiêu năng lượng thôi.
* Công thức bạn dùng nên dùng là công thức: m=gamma.m0.
Khối lượng toàn phần (m)bằng gamma (đt ko gõ đc chữ gamma) nhân cho khối lượng nghỉ (m0, khối lượng đứng yên trong Cơ cổ điển)
20191202_102418
Thay số vào như trong ví dụ thì ở vận tốc 10%c, khối lượng sẽ tăng lên ~1.005038 lần (khoảng 5%).
* Chứ công thức E=mc2, cực kỳ nổi tiếng, kỳ thực chỉ dùng để chứng minh sức mạnh của vũ khí hạt nhân (khi quá trình phân/hợp hạch xảy ra, tổng khối lượng sau phản ứng nhỏ hơn tổng khối lượng trc phản ứng 1 lượng ∆m, => ∆E=∆m.c2 là 1 con số rất lớn)

trình bày dễ hiểu ! cảm ơn bạn nhiều !

Cảm ơn bạn nội dung rất chi tiết, rõ ràng dễ ểu