5 NỖI ÁM ẢNH CỦA NGƯỜI MỚI KHỞI NGHIỆP

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

1. Vốn bao nhiêu cũng không đủ khi mới khởi nghiệp

Vốn là một trong những yếu tố khiến các doanh nhân đau đầu nhất bởi họ sẽ phải mạo hiểm bỏ tiền túi hặc kêu gọi đầu tư. Cách nào cũng yêu cầu trách nhiệm cao. Nếu khoảng thời gian khó khăn của doanh nghiệp kéo dài, nguồn thu chưa ổn định thì nguồn vốn cũng từ đó mà cạn dần, nhà đầu tư sẽ thất vọng còn bạn thì hoang mang.

Tuy nhiên, nếu vì sợ mất khoản đầu tư mà bạn lưỡng lự không dám khởi nghiệp thì không nên. Một số doanh nhân đã tìm ra cách giải quyết cho vấn đề này bằng cách tìm những nguồn khác như huy động vốn từ cộng đồng hoặc xin tài trợ của chính phủ. Điều quan trọng nhất là bạn phải có lòng tin với mô hình kinh doanh của mình. Còn nếu không thì bạn hãy cứ để ý tưởng trên giấy mà thôi.

2. Ám ảnh bản thân không đủ khả năng

Sợ mình không đủ khả năng hay sợ sản phẩm của mình không thể cạnh tranh là những nỗi ám ảnh có thể làm tê liệt những người mới chập chững vào nghề. Nhưng nếu bạn cứ giữ tư tưởng đó và không dám mạo hiểm thì rất khó hoạt động trong lĩnh vực này.

Hãy nhớ một nguyên tắc bất di bất dịch: bạn có thể khởi đầu với qui mô nhỏ nhưng phải “chất” phải thật ấn tượng. Sản phẩm của bạn không cần phải hoàn hảo hay có một không hai khi mới đưa ra thị trường lần đầu. Sự thật là các công ty chỉ đưa ra khi nó mới ở mức chấp nhận được. Sau đó bạn sẽ dần dần cải thiện sản phẩm và bạn có rất nhiều thời gian để làm việc đó bởi bạn còn phải xem xét phản hồi và yêu cầu của khách hàng nữa. Không một sản phẩm nào mới ra đời đã hoàn hảo nên bạn hãy cứ tự tin và bình tĩnh.

Bạn cũng không cần phải là một người lãnh đạo hoàn hảo và quyết định mọi thứ thật sáng suốt. Bạn chỉ cần làm tốt những điều tối thiểu cho tới khi bạn có thời gian và kinh nghiệm để cải thiện bản thân.

image


3. Thất bại

Có một câu châm ngôn “Nếu bạn nghĩ thất bại là đường cùng thì nó sẽ là như thế. Còn không, nó chỉ là một điểm dừng tạm thời trên con đường dài tiến đến đích mà thôi”. Nỗi sợ thất bại đã hạ gục rất nhiều người mới khởi nghiệp. Có rất nhiều “cách” thất bại, đó có thể là một email không chuyên nghiệp, một sai sót của nhân viên nhưng cũng có những thất bại khủng khiếp như phá sản doanh nghiệp.

Nhưng trước khi xảy ra những điều đó bạn hãy giữ cho đầu óc của mình không được thất bại. Hãy chấp nhận thất bại, đó là cơ hội để bạn rút ra kinh nghiệm. Mỗi lần thất bại, bạn sẽ có thêm một bài học hữu ích cho cuộc sống và công việc kinh doanh của mình.

4. Công việc quá tải

Hình ảnh những doanh nhân mặc những bộ vest lịch lãm, tay đeo đồng hồ xịn, di chuyển bằng ô tô, có thư kí đi cùng đã khiến nhiều người lầm tưởng kinh doanh là lĩnh vực dễ dàng, màu hồng. Điều đáng buồn là thực tế không hề như vậy khi bạn khởi nghiệp, là nhà quản lý hãy chuẩn bị tinh thần phải làm hết mọi việc, thâm chí đến mức bạn bị quá tải, stress và phải dùng tới những thứ lịch lãm kia để che giấu.

Nhưng mặt tích cực là bạn có thể học được cách kiểm soát. Có đôi khi bạn sẽ cảm thấy quá tải nhưng bạn hoàn toàn có quyền thay đổi điều đó. Nếu bạn gặp quá nhiều khó khăn về tài chính, bạn có thể thuê một nhà tư vấn. Nếu nhà tư vấn không đem lại cho bạn những kết quả khả dĩ, bạn có thể sa thải và tìm nhà tư vấn mới.Tóm lại là bạn sẽ phải đối diện với lượng công việc nhiều hơn bao giờ hết nhưng hãy nhớ rằng bạn là người nắm quyền kiểm soát toàn bộ vận mệnh của mình

5. Những tình huống bất ngờ

Chắc chắn sẽ có vô vàn những tình huống bạn không có cách nào để tiên đoán và chuẩn bị trước. Chỉ nghĩ đến điều này thôi cũng có thể khiến nhiều người khiếp đảm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới tiền trong túi bạn và hình ảnh của bạn trong mắt người tiêu dùng.

Một mô hình kinh doanh không phải là một Nghề mà là một sự nghiệp. Bạn chọn kinh doanh vì bạn là người chăm chỉ, đam mê, có niềm tin và ưa mạo hiểm. Chỉ cần 4 phẩm chất đó cũng đủ giúp bạn vượt qua mọi thử thách, kể cả những tình huống không thể lường trước. Vì thế, hãy gạt nỗi lo sang một bên và tự tin dấn bước.

Từ khóa: 

khởi nghiệp

,

kinh doanh

,

kinh doanh và khởi nghiệp