5 nghề cần tránh xa, nghèo mấy cũng không làm!
Thần Chú là câu nói phát ra từ Tâm và Ý của Chư Phật và Bồ Tát.
Trước một sự việc xảy ra, trong một hoàn cảnh nào đó, một cảnh huống nào đó, hoàn toàn không dính líu vào một nghiệp chướng nào cả, sự nhanh nhẹn cứu vớt người phước đức gặp nạn tai, hoặc để hoán chuyển chớp nhoáng một tình huống nào đó, Chư Phật và Bồ Tát sẽ thốt ra một câu nói, thường là ngắn gọn để giải quyết ngay tại chỗ, liền tức khắc, những khó khăn xảy đến.
Một câu nói có tính cách hóa giải được sự bất trắc, chuyển xấu thành tốt, chuyển bại thành thắng thì đương nhiên phải gọi nó là Thần Chú.
lời nói đó tuy nói ra bằng miệng, nhưng nó xuất phát từ ở Tâm và Ý của Chư Phật và Bồ Tát. Tâm Ý của Chư Phật và Bồ Tát là một Tâm Ý “rỗng”, có nghĩa là một gương phẳng lặng, hoàn toàn trong sáng, không có bất kỳ một tỳ vết nào cả, cho nên dễ dàng tiếp nhận tất cả những gì chiếu vào và phản chiếu trở lại.
Trì Chú là lập lại câu Thần Chú của Phật và Bồ Tát; vì câu Thần Chú xuất Phát từ Tâm Ý của Phật và Bồ Tát nên nó mang tính chất “TRÍ HUỆ”. Do đó, trì Chú là đem ánh sáng phản chiếu từ Tâm Ý của chư Phật và Bồ Tát vào Tâm Thức của Hành Giả, đào luyện nó mỗi ngày một chút, để cho ánh sáng đó luân lưu khắp trong cơ thể của mình, hòa lẫn với chân khí để tạo thành một vòng hào quang bao quanh cơ thể như một khí cụ chở che, chống lại sự xâm nhập của độc khí hay tà khí, trược khí từ bên ngoài vào trong cơ thể.
Bồ Tát Quán Thế Âm đã cực nhọc rất nhiều với chúng sanh của cõi Ta Bà từ khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế. Đức Bổn Sư đã không còn hiện diện ở cõi Đời nữa, nhưng vị Đại Bồ Tát này cũng vẫn không ngừng trải tấm lòng quảng đại của mình để che chở và chỉ dạy cho toàn thể chúng sanh của cõi Ta Bà. Ngài hiện thân ở khắp mọi nơi, không phân biệt màu da, chủng tộc, dưới nhiều danh hiệu khác nhau, thích hợp với từng vùng, từng địa phương, từng tín ngưỡng.
Ngài đã ban cho chúng sanh của cõi Ta Bà hai Thần Chú có thể khẳng định là “Tuyệt Diệu”. Đó là Chú Đại Bi và Lục Tự Đại Minh Chơn Ngôn.
Với hai Thần Chú này, chúng sanh có thể hoán chuyển cả một vũ trụ to lớn đừng nói chi đến hoán chuyển cái vũ trụ nhỏ bé của chính mình. Nói như thế để thấy rằng cái công năng vô bờ bến của hai Thần Chú này “Siêu Việt” đến mức nào! chúng sanh vì quá thờ ơ, lơ là với việc tu tập nên đã đánh mất đi những viên ngọc quý mà Bồ Tát Quán Thế Âm đã trân trọng trao cho chúng sanh của cõi Ta Bà, nhưng được đáp lại bằng sự hững hờ, và càng đau xót hơn khi hai thần Chú này đã được những kẻ có tâm xấu ác sử dụng vào trong tà đạo để hại người.
Sám hối là điều tối ư quan trọng, không thể lơ là được.
- Chúng sanh còn trên dương thế phải luôn sám hối, hồi hướng công đức tu tập cho các oan gia trái chủ để làm giảm bớt nghiệp chướng sâu dày từ nhiều đời nhiều kiếp.
- Sám hối cũng làm nhẹ bớt đi cái gánh nặng nghiệp lực của Thiên Chúng. Khi Phước Trời đã mãn, trở lại với kiếp Người, Nghiệp Lực giảm bớt đi, cuộc đời mới cũng sẽ được may nhiều, rủi ít.
- Thánh Chúng có sám hối mới trở nên nhẹ lần trên thai sen và mới có thể xuất Liên Hoa được.
- Vong linh được hướng dẫn sám hối để trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng tiếp nhận sự giúp đỡ của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát trong việc tìm đường thác sanh.
Một sự sám hối chân thành, tha thiết xuất phát từ Tâm chớ không từ đầu môi chót lưỡi, đó là một sự nức nở, nghẹn ngào của tiếng Lòng, thật sự ăn năn, hối lỗi về những nhiệp tội do mình gây tạo.
Giới là địa giới, ranh giới. Khi tăng chúng một vùng chọn một chùa hay tu viện làm địa điểm an cư kiết hạ thì làm phép kết giới, nhằm xác định ranh giới an cư. Tăng sĩ an cư không được đi ra ngoài ranh giới. Nếu muốn đi ra ngoài thì phải có lý do chánh đánh, và phải xin phép.
Ghi nhớ 5 nghề cần tránh xa, nghèo mấy cũng không làm!
Nên sống bằng nghề nghiệp chân chính, xa lánh 5 nghề nuôi mạng sống khả dĩ tạo nghiệp xấu như:
01: Buôn bán vũ khí
02: Buôn bán nô lệ
03: Nuôi thú vật cho người giết thịt
04: Làm nghề đồ tể
05: Bán thực vật có chất say và buôn bán độc dược.