5 Kỹ năng quản lý công việc hữu ích dành cho sinh viên
Các kỹ năng tổ chức công việc của sinh viên luôn đóng một vai trò to lớn trong việc quyết định sự thành công khi học đại học, nhưng trong bối cảnh của dịch COVID-19, giờ đây chúng lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Bằng cách phát triển những kỹ năng tổ chức được viết dưới đây, ngay cả những sinh viên vô tổ chức nhất cũng sẽ có thể chuyển mình thành những sinh viên có khả năng sắp xếp khối lượng công việc một cách hiệu quả.
1. Sự ưu tiên
Một trong những kỹ năng tổ chức quan trọng nhất chính là sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ.
Là sinh viên đại học, bạn thường được đặt ra nhiều thời hạn hoàn thành bài tập trong một khoảng thời gian ngắn, do đó bạn bắt buộc phải ưu tiên thứ tự hoàn thành các bài tập.
Ví dụ, bạn có thể hoàn thành một nửa phần bài tập quan trọng mà thời hạn của nó vẫn còn một tháng nữa khi bạn được giao một bài tập khác có thời hạn gần hơn. Việc này yêu cầu bạn phải tạm dừng bài tập đang làm, và chuyển trọng tâm của mình sang bài tập có thời hạn sớm hơn.
Một cách để phát triển kỹ năng tổ chức này chính là đặt ra những mục tiêu.
Một cách hiệu quả để thiết lập các mục tiêu chính là mua một quyển nhật ký, hoặc một quyển sổ kế hoạch và viết vào đó những nhiệm vụ/bài tập mà bạn muốn hoàn thành trước một ngày nhất định. Bạn nên bắt đầu với những nhiệm vụ/bài tập có thời hạn gần nhất, và từ đó, làm việc theo cách của bạn.
Việc này sẽ giúp bạn hình dung được những gì bản thân cần phải đạt được trong một khung thời gian nhất định, và sẽ thúc đẩy bạn đạt được những mục tiêu đó. Nếu bạn thành công trong việc giữ vững những mục tiêu của mình thì việc quản lý khối lượng công việc ở đại học của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
2. Lập kế hoạch
Một kỹ năng tổ chức khác dành cho sinh viên là lập kế hoạch. Một trong những lý do phổ biến nhất khiến các sinh viên trễ thời hạn nộp bài khi nói đến các môn học viết chính là, họ không thể sắp xếp suy nghĩ của mình một cách rõ ràng.
Lập kế hoạch là một cách để giải quyết vấn đề này bởi vì, nếu bạn dành thời gian tập trung vào những gì mà nội dung bài viết hướng đến, trước cả khi bạn bắt đầu quá trình viết, thì ít khả năng bạn sẽ có một bài tập có bố cục lộn xộn. Điều này có nghĩa là nếu bạn lên kế hoạch về những gì bạn sẽ viết thay vì chỉ nhảy thẳng vào viết ngay lập tức, bạn có thể hoàn thành các bài tập đúng hạn và đạt điểm tốt hơn.
3. Quản lý thời gian
Những kỹ năng tổ chức cho sinh viên không chỉ được sử dụng để hỗ trợ việc đáp ứng thời hạn nộp bài, mà còn giúp chuẩn bị cho quá trình ôn tập. Họ cũng cần sắp xếp thời gian cho những hoạt động xã hội của trường đại học nữa.
Việc đảm bảo rằng bạn có dành thời gian để tận hưởng rất quan trọng, để chắc chắn rằng bạn không cảm thấy quá tải bởi thời hạn nộp bài và quá trình ôn tập. Điều này có nghĩa là khi bạn quay lại với những nhiệm vụ thiên về học thuật nhiều hơn, bạn vẫn sẽ cảm thấy sảng khoái và sẵn sàng đạt được những mục tiêu của mình.
Có rất nhiều hoạt động mà bạn có thể trải nghiệm ở trường đại học, chắc chắn sẽ có hoạt động nào đó dành cho bạn. Những hoạt động này có thể bao gồm từ việc tham gia một đoàn hội, tận hưởng cuộc sống về đêm hoặc thậm chí chỉ là đi ra ngoài uống cà phê với bạn cùng phòng của bạn.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là khoảng thời gian xây dựng các mối quan hệ xã hội này phải được quản lý tương tự như những khoảng thời gian khác của bạn ở đại học. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian để làm một việc nào đó, chẳng hạn như giao lưu với mọi người, bạn sẽ không còn đủ thời gian dành cho những nhiệm vụ khác như làm bài tập hoặc ôn tập. Điều này cuối cùng có nghĩa là thời gian học đại học của bạn sẽ không thành công như mong đợi bởi vì bạn không quản lý thời gian của mình một cách hợp lý.
4. Giao tiếp
Bên cạnh những kỹ năng tổ chức đã được đề cập, giao tiếp sẽ hơi khác một chút bởi vì kỹ năng này không chỉ liên quan đến bản thân bạn mà còn cả những sinh viên khác nữa.
Đó là lý do tại sao giao tiếp lại là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với bạn. Nếu bạn có thể sắp xếp công việc các thành viên của nhóm mình bằng cách giao tiếp hiệu quả thì rất nhiều khả năng nhiệm vụ nhóm của bạn sẽ thành công.
Điều này là bởi vì bằng cách trao đổi ý kiến của bạn với những thành viên khác trong nhóm sẽ giúp họ có thể hiểu được những gì bạn yêu cầu ở họ trong nhiệm vụ nhóm. Bằng cách này, các thành viên trong nhóm sẽ chắc chắn hơn về vai trò của mình trong nhóm bởi vì họ đã được thông báo rõ ràng.
Còn rất nhiều thứ cần làm trở thành một người giao tiếp hiệu quả hơn việc chỉ là những người đưa ra lời chỉ dẫn cho người khác, giao tiếp là một kỹ năng phức tạp.
5. Tạo động lực cho bản thân
Một trong những kỹ năng tổ chức khó nhất, và cũng là kỹ năng quan trọng nhất cần phát triển chính là tạo động lực cho bản thân. Để có thể phát triển những kỹ năng tổ chức đã được đề cập từ đầu đến giờ, bạn cần phải có động lực. Nếu bạn không thể thúc đẩy bản thân để phát triển những kỹ năng tổ chức của bạn thì nó đơn giản sẽ không xảy ra.
Một cách để thúc đẩy bản thân đạt được những mục tiêu cá nhân chính là sắp xếp lại suy nghĩ. Nếu bạn là một sinh viên đại học đang phải vật lộn tìm ra động lực để sắp xếp công việc, hãy xem xem một phương pháp có thể giúp bạn sắp xếp lại suy nghĩ của chính mình.
Bằng việc quyết định theo học một trường đại học, bạn rõ ràng muốn đạt được bằng cấp tốt. Vì vậy, bạn nên suy nghĩ về cảm giác thành tựu và niềm tự hào mà bạn sẽ trải qua khi bạn cuối cùng cũng cầm được trên tay chiếc bằng đó. Nhưng để đạt được cảm giác đó, bạn biết rằng mình cần phải hoàn thành công việc. Điều này đồng nghĩa với việc phát triển những kỹ năng tổ chức như sự ưu tiên, lập kế hoạch, quản lý thời gian, giao tiếp,...
Trên đây chỉ là một số kỹ năng tổ chức mà bạn sẽ cần để thành công ở bậc đại học, nhưng chúng không hề bị giới hạn ở các tổ chức học thuật.
Tất cả những kỹ năng tổ chức được đề cập trong bài viết trên đều có thể được chuyển đổi thành những công việc như vai trò của những sinh viên đã tốt nghiệp. Những kỹ năng tổ chức là cực kỳ quý giá trong mọi nền công nghiệp, vì vậy, phát triển những kỹ năng này trong suốt khoảng thời gian học đại học sẽ giúp bạn chuẩn bị bản thân tốt hơn để có thể có một công việc ổn định sau khi tốt nghiệp!
kỹ năng mềm
Cảm ơn bài chia sẻ của bạn!
Nội dung liên quan
Đặng Trần Bảo Ngọc
Cảm ơn bài chia sẻ của bạn!