5 cách để ngưng so sánh bản thân mình với người khác?

  1. Tâm lý học

  1. Tập trung vào điểm mạnh: Đừng nhìn vào điểm yếu mà hãy tự hỏi chính mình điểm mạnh của bạn là gì. Ăn mừng vì chúng. Tự hào vì chúng. Đừng khoe khoang nhưng hãy cảm thấy tự hào vì tài năng của bạn và hành động để biến chúng thành lợi thế.
  2. Chấp nhận sự không hoàn hảo: Chẳng ai là hoàn hảo cả – về mặt lý trí, tất cả chúng ta đều biết điều đó nhưng về mặt cảm xúc, chúng ta dường như cảm thấy không hài lòng khi chúng ta chưa đạt được sự hoàn hảo. Bạn không hoàn hảo và bạn sẽ không bao giờ có được điều đó. Tôi chắc chắn cũng không và tôi toại nguyện. Hãy tiếp tục nỗ lực cải thiện nhưng đừng nghĩ rằng bạn sẽ trở thành “một người hoàn hảo”.
  3. Đừng dìm người khác xuống: Đôi khi, chúng ta cố gắng chỉ trích người khác chỉ để làm bản thân mình tốt lên. Dìm người khác xuống vì lợi ích của mình là sự hủy hoại vì cuối cùng, chính bạn cũng sẽ là người bị tổn thương. Thay vào đó, hãy cổ vũ cho thành công của họ.
  4. Tập trung vào chuyến hành trình cuộc đời của bạn: Đừng tập trung vào việc bạn xếp thứ hạng bao nhiêu trong so sánh với những người khác – cuộc sống không phải là một cuộc cạnh tranh. Cuộc sống là một chuyến hành trình để trở thành thứ gì đó, để học và để sáng tạo. Chuyến hành trình của bạn chẳng liên quan gì tới việc những người khác làm tốt như thế nào hay họ có những thứ gì. Chuyến hành trình ấy chỉ liên quan tới điều mà bạn muốn làm và nơi bạn muốn đi. Đó là tất cả những điều bạn cần phải để tâm đến.
  5. Học cách yêu đủ: Nếu luôn muốn điều những người khác có thì bạn sẽ không bao giờ có đủ. Bạn sẽ luôn muốn nhiều hơn. Đó là một chu trình bất tận, và nó sẽ chẳng bao giờ dẫn tới hạnh phúc. Bất kể bạn mua bao nhiêu quần áo, bao nhiêu ngôi nhà, bao nhiêu chiếc xe sang trọng…, bạn vẫn chẳng bao giờ đủ. Thay vào đó, hãy học cách nhận ra rằng những gì bạn đang có đã đủ. Nếu bạn có một mái nhà để che đầu, đồ ăn trên bàn, quần áo để mặc, và những người yêu thương bạn thì bạn đã may mắn lắm rồi. Bạn có đủ. Hãy hài lòng với nó và bạn sẽ tìm thấy sự toại nguyện.
Từ khóa: 

,

tâm lý học