5 bệnh giao mùa ở trẻ thường gặp mẹ phải hết sức chú ý

  1. Sức khoẻ nhi khoa

  2. Mẹ và Bé

Vào thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh, từ trời nắng sang trời mưa một cách đột ngột sẽ khiến các loại virus, vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị chúng tấn công, đặc biệt là ở trẻ em và người già – những người có sức đề kháng kém hơn.

Tổ chức Y Tế thế giới WHO đã thống kê có mỗi năm nước ta có hơn 10 triệu trẻ em tử vong bởi các bệnh liên quan đến nhiễm trùng hô hấp, các bệnh lý nguy hiểm khác. Vì thế nhưng gia đình có trẻ nhỏ cha mẹ cần trang bị các kiến thức liên quan đến những bệnh lý về đường hô hấp. Để từ đó biết cách điều trị hiệu quả, tránh được những biến chứng không mong muốn đe dọa đến tính mạng của trẻ.

https://cdn.noron.vn/2022/10/28/9811406711418668-1666952312.png

Bệnh sởi:

Là bệnh theo mùa, thường gặp ở trẻ nhỏ và là bệnh lành tính. Bệnh sởi tuy có tỷ lệ tử vong thấp nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt đối với trẻ em suy dinh dưỡng...

Các triệu chứng bệnh sởi là sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39 – 40 độ C, sốt liên tục. Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), tiêu chảy. Có những chấm nhỏ khoảng 1 mm nổi lên trên niêm mạc má, dễ quan sát khi trẻ há miệng to; chấm có màu đỏ, sung huyết, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Dấu hiệu này mất nhanh trong vòng 12 - 18 giờ.

Sau khi sốt 3 - 4 ngày, trẻ bị phát ban. Lúc đầu, ban đỏ mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành. Thể nhẹ thì ban đỏ rải rác, thể nặng thì ban đỏ dày gần như che kín toàn bộ da, bao gồm cả gan bàn tay, chân, sau khi bay để lại vết thâm trên da. Trẻ ăn kém, mệt, mỏi. 3 - 4 ngày sau khi ban đỏ mọc, ban sẽ bắt đầu bay, màu nhạt dần, nơi nào mọc trước thì sẽ bay trước và để lại vết thâm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì. Trẻ lại sức dần và hết sốt.

Bệnh thủy đậu: 

Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp (ho, hắt hơi...) hoặc khi tiếp xúc dịch nước phỏng. Bệnh thủy đậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp ở trẻ từ 2 – 10 tuổi, và để lại miễn dịch suốt đời. Tại Việt Nam, mùa bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào mùa xuân- hè từ tháng 2 đến tháng 6 trong năm.

Biểu hiện ban đầu của bệnh thủy đậu là sốt, đau đầu hay đau cơ, mệt mỏi hoặc chán ăn. Sau đó, xuất hiện những nốt tròn đỏ trong vòng 12 – 24 giờ, rồi tiến triển dần thành các mụn nước lúc đầu trong sau đó đục, nổi lên từng đợt ở da đầu và thân mình. Bình thường, bệnh thủy đậu tiến triển trong 5 – 10 ngày thì khỏi. Đôi khi bệnh thủy đậu có biến chứng như bội nhiễm mụn nước, viêm cầu thận cấp tính, viêm phổi... nhất là ở trẻ nhỏ.

Bệnh tiêu chảy:

Dấu hiệu nhận biết: bắt đầu với triệu chứng sốt, đau bụng, đi ngoài, nôn. Nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể bị mất nước từ nhẹ đến nặng. Đối với những trường hợp nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày. Trường hợp nặng cần được sự thăm khám ngay của các bác sĩ, được hướng dẫn bồi phụ nước, điện giải, thuốc kháng sinh hoặc có phác đồ điều trị khác.

Phòng ngừa chung: đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng nguồn nước sạch, vệ sinh môi trường sống và cho trẻ uống vaccine phòng tiêu chảy.

Bệnh quai bị:

Bé trai có thể bị viêm tinh hoàn, xuất hiện trong khoảng 7-10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Nếu không được điều trị kịp thời tình trạng viêm nặng hơn, sẽ ảnh hưởng đến ống dẫn tinh, một trong nhiều nguyên nhân gây vô sinh. Ngoài ra bé cũng có thể bị viêm não, màng não, xảy ra vào ngày thứ 3-10 với các triệu chứng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, đôi khi có co giật...

Diễn biến bệnh quai bị thường nhẹ, bé có thể hơi sốt, mệt mỏi, ho; sau đó sưng, đau một bên mang tai rồi đau cả hai bên. Nếu đang mắc bị bệnh quai bị mà bé có biểu hiện bất thường như: đau tinh hoàn, sờ rắn lại (ở bé trai), đau bụng dưới (ở bé gái) hoặc thấy đau đầu, nôn... thì cần đến bệnh viện để kiểm tra sớm.

Bệnh quai bị do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau... Có thể đắp ấm vùng tuyến mang tai nhằm giảm những cơn đau cho bé; chăm sóc răng miệng cho bé sạch sẽ; cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bệnh cảm cúm:

Theo thống kê của bộ y tế, mỗi năm có trên 800.000 người mắc cúm, số trường hợp mắc bệnh tăng cao vào thời điểm giao mùa.

Dấu hiệu nhận biết: triệu chứng bệnh cúm rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu cảm lạnh thông thường nên nhiều bố mẹ thường bỏ qua dấu hiệu ban đầu. sau khoảng 2 ngày tiếp xúc với yếu tố nguy cơ trẻ có thể bị sốt, đau mỏi người, chóng mặt, mệt mỏi. Một số trẻ gặp các triệu chứng khác như đau tai, đau họng, nôn mửa và tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

Phương pháp điều trị: tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ kết hợp cho trẻ nghỉ ngơi, uống bù nước và bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng.

Cách phòng ngừa: rửa tay, che miệng khi ho, đeo khẩu trang nơi công cộng. đồng thời tiêm phòng vaccine phòng bệnh cúm cho cộng đồng.

Bệnh tay chân miệng: 

Trẻ em mắc bệnh có thể có những nốt phỏng nước trên da, loét niêm mạc miệng. nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển năng với các triệu chứng như khó thở, nôn trớ, co giật…. và nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm phổi. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. Các phương pháp điều trị giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm ở trẻ, do vậy khi có dấu hiệu bệnh bố mẹ hãy liên hệ nhân viên y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Bệnh giao mùa sẽ không còn là nỗi lo của các bậc phụ huynh có con nhỏ khi bạn tích lũy đủ kiến thức điều trị, phòng tránh. Sự kết hợp giữa chế độ ăn uống, vệ sinh sạch sẽ nơi ở, tiêm chủng đầy đủ, vận động mỗi ngày… sẽ là chìa khóa giúp bé yêu luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.

Từ khóa: 

homedoc - bác sĩ của gia đình

,

sức khoẻ nhi khoa

,

mẹ và bé

Cảm ơn bạn đã chia sẻ kiến thức bổ ích nhé. Bé nhà mình chỉ bị mỗi cảm cúm thôi, năm nào giao mùa cũng bị, mình cũng sốt ruột, cho con ăn uống đủ thứ rồi đi viện mới đỡ đỡ

Trả lời

Cảm ơn bạn đã chia sẻ kiến thức bổ ích nhé. Bé nhà mình chỉ bị mỗi cảm cúm thôi, năm nào giao mùa cũng bị, mình cũng sốt ruột, cho con ăn uống đủ thứ rồi đi viện mới đỡ đỡ