42% nhân sự Việt thường xuyên bị stress. Con số này có đáng báo động không?
Khảo sát của Anphabe ghi nhận, có tới 42% người đi làm đang trong trạng thái mệt mỏi, chán nản với tần suất stress từ thường xuyên đến rất thường xuyên. Bản thân mình cũng đang nằm trong 42% đó. Mỗi ngày đi làm đều biến thành zoombie công sở.
Mk tự hỏi còn số chiếm đến gần một nửa này đã đủ dấy lên hồi chuông cảnh báo đối với các doanh nghiệp hay chưa. Và liệu nếu tình trạng này còn tiếp diễn, doanh nghiệp phải làm gì?
quan điểm của bạn
,xã hội
,tin tức
Rất đáng báo động chứ bạn. Vẫn biết đi làm là phải có những áp lực trong công việc. Nhưng nếu có tới gần 1 nửa nhân sự bị stress thì đó là do văn hóa công ty chưa thực sự phù hợp b ạ. Tất nhiên cũng không thể quên những lý do như tài chính, gia đình; tính chất công việc... Đặc biệt là “áp lực tài chính" thì ắt ai cũng có và thêm “deadline dí” thì đúng là combo hủy diệt. Tình trạng này mà kéo dài thì trước sau cũng sẽ dẫn tới tỷ lệ nghỉ việc cao. Nhân viên thì thất nghiệp, doanh nghiệp lại thiếu nhân sự. Nói chung rất đáng báo động. Vấn đề liên quan tới tâm lý của con người thì chưa bao giờ là đơn giản cả.
Nhiều ông bảo giải quyết stress nhân sự đơn giản, cứ giảm việc tăng lương là áp lực biến mất. Thì cũng đúng nhưng liệu doanh nghiệp cứ giảm việc tăng lương mãi được không😪. Theo mình thì "chữa tận gốc chứng trầm cảm" này mới là giải pháp tối ưu và câu hỏi đặt ra cho HR. Mk đã đọc được chia sẻ của bà Thanh Nguyễn - Giám đốc điều hành và truyền cảm hứng Hạnh phúc Anphabe:
"Việc chăm lo An Sinh cho nhân viên là chiến lược rất cần thiết và nên được chú trọng ngay và luôn. Để chăm lo An Sinh toàn diện cho nhân viên, doanh nghiệp hãy bắt đầu làm đúng từ những điều căn bản nhất, sau đó, cố gắng cá nhân hóa các nhóm hoạt động cụ thể tương ứng với nhu cầu thiết thực của từng nhóm nhân viên. Cụ thể:
- Chăm lo sức khỏe Thể Chất (Physical Well-being) là giữ cho nhân viên an toàn về mặt thể chất, mạnh khỏe và tràn đầy năng lượng.
- Chăm lo sức khỏe Cảm Xúc (Emotional Well-being) là giúp nhân viên trải nghiệm và thể hiện những cảm xúc cũng như kết nối tích cực trong công việc và cuộc sống.
- Chăm lo sức khỏe Tinh Thần (Mental Well-being) là tập trung thúc đẩy sức mạnh tâm lý của nhân viên để họ ra quyết định sáng suốt, đối phó với căng thẳng và nhận ra những ý nghĩa sâu sắc.
- Chăm lo sức khỏe Tài Chính (Financial Well-being) bằng cách thúc đẩy cảm giác an toàn, an tâm về tài chính, giúp nhân viên cảm thấy có đủ tiền để đáp ứng các nhu cầu quan trọng và tận hưởng cuộc sống.
- Chăm lo sức khỏe Nghề Nghiệp (Career Well-being) bằng cách giúp nhân viên yêu thích công việc và có động lực để đạt được mục tiêu."
Mk thấy rất đúng. Phòng HR của công ty nào cũng giải quyết được những vấn đề trên thì tỷ lệ stress sẽ sớm giảm, mà công ty cũng không phải lo lắng nhân viên nghỉ việc thường xuyên.
Như Quỳnh
Rất đáng báo động chứ bạn. Vẫn biết đi làm là phải có những áp lực trong công việc. Nhưng nếu có tới gần 1 nửa nhân sự bị stress thì đó là do văn hóa công ty chưa thực sự phù hợp b ạ. Tất nhiên cũng không thể quên những lý do như tài chính, gia đình; tính chất công việc... Đặc biệt là “áp lực tài chính" thì ắt ai cũng có và thêm “deadline dí” thì đúng là combo hủy diệt. Tình trạng này mà kéo dài thì trước sau cũng sẽ dẫn tới tỷ lệ nghỉ việc cao. Nhân viên thì thất nghiệp, doanh nghiệp lại thiếu nhân sự. Nói chung rất đáng báo động. Vấn đề liên quan tới tâm lý của con người thì chưa bao giờ là đơn giản cả.
Nhiều ông bảo giải quyết stress nhân sự đơn giản, cứ giảm việc tăng lương là áp lực biến mất. Thì cũng đúng nhưng liệu doanh nghiệp cứ giảm việc tăng lương mãi được không😪. Theo mình thì "chữa tận gốc chứng trầm cảm" này mới là giải pháp tối ưu và câu hỏi đặt ra cho HR. Mk đã đọc được chia sẻ của bà Thanh Nguyễn - Giám đốc điều hành và truyền cảm hứng Hạnh phúc Anphabe:
"Việc chăm lo An Sinh cho nhân viên là chiến lược rất cần thiết và nên được chú trọng ngay và luôn. Để chăm lo An Sinh toàn diện cho nhân viên, doanh nghiệp hãy bắt đầu làm đúng từ những điều căn bản nhất, sau đó, cố gắng cá nhân hóa các nhóm hoạt động cụ thể tương ứng với nhu cầu thiết thực của từng nhóm nhân viên. Cụ thể:
Mk thấy rất đúng. Phòng HR của công ty nào cũng giải quyết được những vấn đề trên thì tỷ lệ stress sẽ sớm giảm, mà công ty cũng không phải lo lắng nhân viên nghỉ việc thường xuyên.
Nguyen Tuan
Mk nghĩ nếu muốn biết nó đã đủ để dấy lên hồi chuông cảnh báo hay chưa thì phải xét tới hậu quả mà nó mang lại. Vs mk thì nhân sự được coi là tài sản quý giá nhất của mỗi công ty. Đó là nguồn tại ra thu nhập cho người chủ mà. Vậy nếu nhân sự gặp vấn đề thì người ảnh hưởng nhất tất nhiên là chủ. Câu hỏi này cũng có nhiều liên quan tới 1 vấn đề mình đã đọc được trên Noron.
Phải làm gì trước làn sóng "Quiet Quitting"?
www.noron.vn
Theo như mk biết thì nhóm quản lý cấp trung, nhóm nhân viên có thâm niên từ 2-5 năm là dễ thấy áp lực nhất. Xét theo phòng ban, stress nhiều nhất là phòng quản lý chất lượng, sau đó là ban lãnh đạo, quản lý chiến lược, ngoài ra nhóm nhân viên bán hàng và chăm sóc khách hàng cũng có tỷ lệ stress khá cao. Đấy là chưa kể tới nhóm nhân viên dễ hoang mang khi “thiếu định hướng nghề nghiệp rõ ràng”, nhóm hay gặp phải áp lực thêm vì “quy trình làm việc phức tạp, thiếu rõ ràng”, nhóm quản lý cấp cao cũng mệt mỏi vì “phải thích ứng với quá nhiều thay đổi trong tổ chức”. Thế bảo sao mà tỷ lệ stress không lên tới hơn 40% nhở😂
Trong cuộc sống thì stress thương xuyên có thể gây ra trầm cảm rồi. Stress trong công việc còn đáng báo động hơn. Nó khác gì “sát thủ vô hình” giết chết động lực cũng như sự gắn kết của người đi làm với công ty đâu. Vì tần suất stress càng cao, nỗ lực tự nguyện cống hiến cho công việc và cam kết gắn bó với công ty càng suy giảm.
Sau COVID-19, người đi làm trẻ lại có thêm xu hướng ưu tiên những điều giá trị khác thay vì công việc công sở. Khi công việc không còn là tất cả, họ sẽ tìm cách phản kháng bằng cách nói không hoặc từ bỏ trong im lặng. Đó là lý do vì sao xu hướng “Quiet Quitting” ngày càng phổ biến. Nên dù muốn hay không, các lãnh đạo và quản lý nhân sự cần phải chú ý nhiều hơn đến việc tỷ lệ stress của nhân sự nếu không muốn công ty đi vào ngõ cụt vì không có nhân viên chất lượng.
Nói về giải pháp thì bạn nào quan tâm có thể tìm đọc cuốn này Thuật Thúc Đẩy Nhân Viên. Mình đã đọc và thấy sách chia sẻ khá hay về các bí kíp súc tích, khá hiệu quả trong việc gia tăng hiệu suất của cá nhân hoặc nhóm.