4 phương pháp đơn giản giúp giảm đau đầu hiệu quả

  1. Sức khoẻ

Đau đầu là một hiện tượng khá phổ biến nhưng tùy những dấu hiệu mà bạn gặp phải thì mới cần đến khám ngay tại cơ sở y tế hoặc là áp dụng 1 trong 4 phương pháp đơn giản giúp giảm đau đầu.

cac-dau-hieu-dau-dau

Trường hợp cần quan tâm và gặp bác sĩ kiểm tra ngay: Nếu đau đầu đi kèm với một trong những dấu hiệu dưới đây

  • Những cơn đau đầu xảy ra đột ngột sau khi bạn gắng sức, căng thẳng, tức giận, cần nghĩ đến: xuất huyết não, xuất huyết màng não.
  • Những cơn đau đầu mới xuất hiện lần đầu, cường độ đau dữ dội hay những cơn đau đầu kèm theo yếu liệt nửa người, tê bì nửa người, nôn vọt: tai biến mạch máu não, u não, xuất huyết não - màng não.
  • Những cơn đau đầu ngày càng tăng, cần nghĩ đến khối choán chỗ trong não như: u não, tụ máu màng cứng mạn tính. Cũng cần cảnh giác với những cơn đau đầu kèm theo sốt vì thường do viêm màng não, viêm não; hoặc đau đầu kèm theo co giật, có thể do u não.
  • Đau đầu tới hơn 3 lần trong một tuần. Ngày nào cũng bị đau đầu và phải uống thuốc giảm đau. Phải dùng rất nhiều thuốc mới hết nhức đầu. Cổ khó cử động hoặc cơ thể bị sốt. Khó thở và xuất hiện các triệu chứng lạ ở mắt, tai, mũi hay cổ họng. Chóng mặt, hoa mắt, nói năng kém lưu loát hay bị mệt.
  • Nguy hiểm nhất là nhức đầu kèm cảm thấy buồn nôn.

Các trường hợp còn lại, Đau đầu chủ yếu là do căng cơ. Khi bị đau đầu do căng cơ, bạn sẽ cảm thấy đầu của mình càng lúc càng siết chặt vào hai bên thái dương. Đôi khi bạn cũng cảm thấy đau ở vùng da đầu và cổ.

Đau đầu căng cơ tuy phổ biến nhưng nguyên nhân gây ra lại chưa được xác định. Các chuyên gia y tế cho rằng các cơn đau đầu căng cơ có thể phát sinh ra từ phản ứng với căng thẳng, trầm cảm, lo âu hoặc bị chấn thương. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách có thể làm giảm được cơn đau đầu căng cơ một cách hiệu quả. Hãy cùng tham khảo 4 phương pháp đơn giản giúp giảm đau đầu căng cơ hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

Phương pháp 1: Sử dụng thuốc và điều trị chuyên khoa

1. Uống thuốc giảm đau đầu không kê toa

Các loại thuốc giảm đau đầu không kê toa gồm có acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil, Motrin) naproxen sodium (Aleve), và aspirin. Lưu ý rằng: Không được dùng quá liều lượng khuyến nghị ghi trên nhãn thuốc và nên dùng liều thấp nhất để có thể giảm được cơn đau đầu.

  • Không sử dụng caffeine: do có thể làm tổn hại đến gan nếu dùng liều cao hoặc sử dụng thuốc trong thời gian dài.
  • Không uống thuốc giảm đau đầu không kê toa quá vài ngày/tuần và không uống quá 1 tuần hoặc 10 ngày khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Việc dùng quá liều thuốc giảm đau có thể gây ra các cơn đau đầu do tác dụng ngược thường xảy ra khi sử dụng thuốc giảm đau đầu trong thời gian dài. Hơn nữa, cơ thể cũng có thể dần bị lệ thuộc vào thuốc và sẽ bị đau đầu khi ngừng uống thuốc.

2. Hỏi bác sĩ về thuốc kê toa

Nếu uống thuốc giảm đau không kê toa và thay đổi lối sống không giúp chứng đau đầu căng cơ của bạn thuyên giảm, bác sĩ có thể kê toa liều thuốc mạnh hơn. Tuy nhiên có thể gây ra tác dụng phụ như xuất huyết, đau bụng và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Bác sĩ sẽ nói cho bạn về các tác dụng phụ hoặc biến chứng trước khi kê toa thuốc.

3. Thử dùng liệu pháp châm cứu

Châm cứu là phương pháp điều trị dùng những cây kim mảnh châm vào các huyệt trên cơ thể. Các cây kim này được kích thích bằng tay hoặc bằng điện, từ đó tăng cường lưu thông máu đến các vùng xung quanh, giúp giảm căng thẳng hoặc áp lực. Châm cứu không gây nhiều đau đớn hoặc khó chịu nhưng phải do chuyên gia châm cứu có giấy chứng nhận thực hiện. Liệu pháp châm cứu được chứng minh là giúp giảm đau đầu căng cơ nếu được thực hiện đúng.

4. Đến gặp bác sĩ chỉnh cột sống

Các nghiên cứu gần đây cho thấy liệu pháp nắn chỉnh cột sống do chuyên gia có giấy phép thực hiện có thể chữa các cơn đau đầu căng cơ, đặc biệt là chứng đau mãn tính. Bạn có thể tìm danh sách của hội đồng bác sĩ nắn chỉnh cột sống có giấy phép ở nhiều quốc gia tại website của Liên đoàn hội đồng bác sĩ nắn chỉnh cột sống để đảm bảo việc điều trị được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa nắn chỉnh cột sống đã qua đào tạo và có giấy phép hoạt động.

5. Liệu pháp mát-xa y khoa

Phương pháp mát-xa y khoa có đôi chút khác biệt với mát-xa chỉ để thư giãn. Liệu pháp mát-xa tập trung vào vùng cổ và vai được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị đau đầu căng cơ và giảm tần suất xảy ra các cơn đau. Ngoài ra, bạn có thể nhờ bác sĩ giới thiệu thêm về liệu pháp mát-xa y khoa.

6. Đi khám mắt

Căng mắt là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu căng cơ. Nếu thường xuyên bị đau đầu (hai lần/tuần trở nên), bạn nên sắp xếp thời gian đi khám mắt. Các vấn đề về thị lực có thể góp phần gây ra các cơn đau đầu.

Phương pháp 2: Sử dụng các liệu pháp tại nhà

1. Nghỉ ngơi trong phòng tối và yên tĩnh

Stress là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đau đầu. Khi bị đau đầu, có thể bạn sẽ nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Để đối phó với tình trạng này, bạn nên ngồi hoặc nằm trong phòng có ánh sáng mờ, nhắm mắt lại và cố gắng thả lỏng lưng, cổ và vai. Tắt hết các nguồn gây ra tiếng động (tivi, máy tính, đặc biệt là điện thoại di động).

2. Tập hít thở sâu

Bài tập hít thở sâu giúp thư giãn và giảm căng thẳng trong cơ thể, kể cả đầu. Tập trung hít thở chậm và đều, cố gắng thư giãn.

3. Uống nước hoặc trà thảo mộc

Uống nước hoặc trà thảo mộc để cung cấp nước cho cơ thể. Khi cảm thấy đầu óc căng thẳng, hãy uống thật nhiều nước hoặc pha trà thảo mộc để đưa tâm trí vào trạng thái thư giãn. Tình trạng mất nước có thể gây đau đầu. Bên cạnh đó, hãy tránh các thức uống chứa caffeine hoặc cồn, vì những chất này sẽ chỉ khiến bạn bị mất nước thêm.

4. Mát-xa mặt, đầu và bàn tay

Mát-xa tập trung vào phần thân trên cơ thể: mặt, đầu và bàn tay. Dùng các đầu ngón tay xoa bóp phía sau và hai bên đầu. Sau đó, nhẹ nhàng mát-xa các vùng xung quanh mắt. Dùng các đầu ngón tay nhẹ nhàng day da đầu, không xê dịch da đầu quá 1cm. Tiếp tục, dùng các đầu ngón tay vuốt dọc các ngón tay bên trong lòng bàn tay kia và xoa hai lòng bàn tay vào với nhau.

Bạn có thể thoa thêm tí dầu bạc hà để xoa dịu, giảm đau hoặc giảm cảm giác khó chịu.

5. Thử dùng liệu pháp bấm huyệt để xoa dịu cơn đau đầu

Liệu pháp bấm huyệt xoa dịu cơn đau đầu là một kỹ thuật ấn huyệt đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện ngay tại nhà.

  • Đặt hai ngón tay cái ở hai bên đáy hộp sọ.
  • Xác định các chỗ lõm hai bên đầu, chỗ đầu tiếp giáp với cổ. Các vị trí này nằm ngay bên ngoài khối cơ dày chạy dọc xuống đầu, hoặc cách khoảng 5cm từ giữa đầu.
  • Dùng hai ngón tay cái ấn vào và hướng lên trên đến khi bạn có cảm giác thư giãn.
  • Tiếp tục dùng hai ngón cái ấn nhẹ và day với chuyển động tròn khoảng 1-2 phút.

Phương pháp 3: Điều chỉnh lối sống

1. Tập thể dục

Hoạt động thể chất có thể giúp giải tỏa áp lực hoặc căng thẳng bên trong cơ thể, đồng thời tiết ra endorphins trong não giúp đẩy lùi cơn đau. Hãy dành 30 phút đi bộ, đạp xe hoặc chạy bộ ít nhất ba lần/tuần. Bạn cần kiên trì với lịch tập luyện thường xuyên.

2. Đứng ở tư thế ngọn núi (mountain pose) để cải thiện dáng

Tư thế đúng có thể giúp các cơ không bị căng, đồng thời giảm áp lực trên đầu. Các tư thế yoga như tư thế ngọn núi sẽ giúp bạn cải thiện dáng và thư giãn.

  • Đứng mở rộng hai bàn chân ra ngang hông.
  • Hai bàn tay để sang hai bên, hai vai đưa ra sau.
  • Thóp bụng vào, xương cụt hướng xuống sàn.
  • Cúi gập cằm xuống ngực. Cố gắng duy trì tư thế này ít nhất trong 5-10 lần hít thở.

3. Tránh thức ăn có bột ngọt và caffeine

Bột ngọt, hay còn gọi là mì chính, một số người phản ứng với bột ngọt bằng hiện tượng đau đầu. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy mối liên hệ giữa bột ngọt và các cơn đau đầu. Các thức ăn khác có thể gây đau đầu gồm có:

  • Sô-cô-la
  • Phô mai
  • Thực phẩm chứa aminô axit tyramine có trong rượu vang đỏ, phô mai, cá xông khói, gan gà, quả sung và một số loại đậu
  • Các loại quả hạch
  • Bơ đậu phộng
  • Một số loại quả như bơ, chuối và quả có múi
  • Hành
  • Các sản phẩm sữa
  • Các loại thịt có chứa nitrate như thịt lợn muối xông khói, xúc xích, thịt ướp muối
  • Thực phẩm lên men hoặc ngâm giấm

4. Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm

Ngủ đều đặn sẽ giúp não bộ và cơ thể không căng thẳng và lo âu, hai yếu tố quan trọng gây đau đầu căng cơ.

Phương pháp 4: Ngăn ngừa đau đầu căng cơ

1. Ghi nhật ký về các cơn đau đầu

Điều này sẽ giúp bạn xác định nguồn gây ra các cơn đau đầu và cách điều chỉnh môi trường, thói quen hàng ngày để tránh đau đầu.

Khi bắt đầu cảm thấy đau đầu, hãy ghi lại ngày giờ và thời gian khi cơn đau đầu xuất hiện. Ghi lại thức ăn và đồ uống đã dùng vài tiếng trước đó, thời gian ngủ đêm trước là bao nhiêu tiếng và bạn đang làm gì trước khi cơn đau đầu xuất hiện. Ghi chú về thời gian cơn đau đầu kéo dài bao lâu và các phương pháp giúp bạn chữa khỏi cơn đau đầu.

2. Thực hiện các phương pháp thư giãn và kiểm soát căng thẳng hàng ngày

  • Có thể tham gia lớp yoga buổi sáng, 15-20 phút tập thiền hoặc tập hít thở sâu trước khi đi ngủ.
  • Tập ít nhất 3 lần/tuần để xua tan căng thẳng và áp lực.

3. Duy trì lối sống lành mạnh

  • Tránh caffeine, rượu bia và thuốc lá.
  • Ngủ 8 tiếng mỗi đêm và tự chăm sóc mình bằng cách tránh căng thẳng ở nhà và ở nơi làm việc.
  • Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, tránh bột ngọt hoặc các thức ăn chứa các chất gây đau đầu.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày và duy trì lượng nước trong cơ thể.
Từ khóa: 

đau đầu

,

phương pháp

,

sức khoẻ