36 câu hỏi làm hai người xa lạ yêu nhau có chính xác không?
Gần đây mình có nghe một bạn kể có lần đi tham dự một sự kiện kiểu Speed Dating đã phải trả lời 36 câu hỏi gì đó với người đối diện và nhìn thẳng vào mắt nhau trong 4 phút. Mình cũng tò mò về tìm thử thì ra đây là một nghiên cứu khá nổi tiếng của nhà tâm lý học Arthur Aron, mục đích là để tìm ra xem sự thân mật giữa hai người lạ có thể được tăng tốc hay không. Một loạt câu hỏi cá nhân, cụ thể là 36 câu hỏi được chia thành 3 bộ, với mỗi bộ sau sẽ đi sâu vào vấn đề cá nhân hơn bộ trước.
Ý tưởng của bộ câu hỏi này là sự tổn thương lẫn nhau sẽ nuôi dưỡng sự gần gũi. Tác giả cũng trích dẫn " Một mô hình quan trọng gắn liền chặt chẽ với sự phát triển quan hệ đồng nghiệp là duy trì, leo thang, đối ứng và tự tiết lộ cá nhân". Cho phép bản thân dễ bị tổn thương trước người khác là một điều cực kỳ khó khăn nhưng lại có tác dụng to lớn đến tình cảm hai người.
Đã có rất nhiều lời phóng đại xung quanh bộ 36 câu hỏi: từ những bài báo trên New Yorks times, các bài chia sẻ trên Reddit về việc áp dụng thành công, các thử nghiệm, ứng dụng trên YouTube. Nhưng những câu hỏi này thực sự đưa mọi người đến gần nhau hơn ? Hay đó chỉ là nhất thời?
Thực ra không có nhiều nghiên cứu về tác động lâu dài. hầu hết các nghiên cứu đều xem xét kết quả trong phòng thí nghiệm, khoảng 1 tiếng sau buổi nói chuyện, chứ không biết kết quả 6 tháng sau như thế nào. Và thực tế các buổi nói chuyện, nếu đã đụng đến riêng tư, mình tin là sẽ giúp mọi người mở lòng hơn rất nhiều, nhưng để "fall in love" như tác giả đề cập sẽ không đơn giản như thế. Vậy bạn có tin không?
Có thể thử ở đây nhé :) http://36questionsinlove.com
Người ẩn danh