35 phép chiêm thiên tượng của Hưng Đạo Đại Vương dùng trong đánh trận
1. PHÉP BÍ-MẬT XEM SẮC TRỜI VÀ SẮC MÂY TRONG TIẾT NGUYÊN ĐÁN
Tiết Nguyên-đán, đúng tháng giêng, ngày mồng một, giờ tý lên lầu bí mật xem bốn phương.
Nếu thấy khi mây màu vàng thi năm ấy thóc lúa trúng mùa lớn.
Nếu thìn bốn phương không thấy mây mà chỉ thấy hai màu đỏ trắng liền nhau, thì màu đỏ tượng trưng cho máu, màu trắng tượng-trưng cho chất kim (gươm, đao) hai màu ấy hiện ra ở hướng nào thì ở hướng ấy sẽ dấy loạn.
Màu xanh là điềm có nạn gió bão, mầu đen là điềm có nạn mưa lụt; nước nào có điềm ấy thì phải phòng-bị
2. PHÉP XEM KHÍ HẬU BỐN MÙA:
NGÀY LẬP-XUÂN: Vào giờ dần, giờ mão, nếu ở hướng đông có mây trắng hiện ra như là trời thòng binh-khí xuống, xứ nào có điềm ấy thì sẽ sinh loạn lớn.
Nếu mây có hình-đạng như thanh kiếm treo ngược, đầu trên bằng, đầu dưới nhọn, thì xứ ấy sẽ chết hết, đó là điềm xấu. Mây ấy ở cao thì nạn còn chậm, mây ấy ở thấp thì nạn chết mau đến. Trong mọi trường-họp đêu phải lấy trăm phép toán thêm vào để biết chính-xác hơn.
NGÀY LẬP-HẠ: Vào giờ tý, giờ ngọ, nếu thấy ở hướng nam có mây đỏ như là binh trời bày việc chiến-tranh, hoặc giống như chỉa dáo, có hình dạng như khăn tay màu hồng thì ở hướng ấy có việc đao-binh xảy ra trong năm ấy, không đợi tới năm sau.
NGÀY LẬP ĐÔNG: Vào giờ tý, giờ sửu, nếu ở hướng bắc có mây trắng hình dạng như chim thì ở dưới hướng ấy trong năm tới, vào tháng tư sẽ có việc đao-binh.
Nếu mây trắng có hình-dạng giống như Hồ-binh bày trận tiến binh thì năm tới vào thắng bảy xứ ấy sẻ nòi loạn. Hễ nghe có loạn thì phải chuẩn-bị gấp rút việc binh-mã.
3. PHÉP XEM MÂY BAY ĐỂ ĐOÁN THỜI TRỜI.
Mây là khí núi nhân vì gặp đá mà bốc lên, nên gọi là mây. Sách Cấm-thư nói rằng: Ngày Nguyên-đán vào giờ tốt bậc chủ-tướng nên đi lên lầu xem-xét.
Bốn phương trong sáng mà chỉ có một đám mây xanh hiện ra giữa. trời thì thiên-hạ sẽ đói kém mất mùa.
Nếu lâ mây trắng, sẽ có quốc-tang.
Nếu là mây đỏ sẽ có đổ máu, thiên-hạ đều dấy binh, các giống mọi rợ ở hướng đông và ở hướng bắc sẽ xâm-phạm biên-giới.
Nếu là mây đen, sẽ có mưa lụt.
Nếu là mây vàng đó là điềm lành.
Nếu ở bốn phương trời có gió bụi màu đỏ bay đầy núi sông thì sẽ có mưa.
4. PHÉP NGHE SẤM SÉT ĐỂ ĐOÁN THỜI TRỜI.
Sấrn là trống của trời, nổ ra thì làm cho người ta sợ-hãi tới muôn dặm.
Nếu tiếng sấm phát ra hòa nhã khác thuờng thì trong năm ấy ở hướng có tiếng sấm sẽ được an-ổn.
Nếu sấm dội kinh-khủng thì bên chủ nên chuẩn-bị việc binh vì sẽ có giặc gây loạn lớn.
Nếu sấm động ở hướng chấn (đông), sẽ thấy cây-cối tốt-tươi, năm lành, nhiều sương.
Nếu sấm động ở hướng ly (nam), sẽ có đại-hạn (nắng lâu không mưa).
Nếu sấm động ở hưóng khôn (tây-nam), sẽ có tai-nạn lớn.
Nếu sấm động ở hướng đoài (tây), sắt sẽ trở nên quí-báu, nạn đao binh sẽ xảy ra.
Nếu sấm động ở hướng càn (tây-bắc), đó là điềm xấu.
Nếu sấm động ở hướng cấn (đông-bắc), sẽ có nhiều bệnh và nạn đao-binh.
Nếu sấm động ở hướng khảm (bắc), năm ấy sẽ mưa nhiều.
Tại nơi đang hành-binh, nếu quân đang sợ-hãi thì lúc nghe sấm sẽ thua lớn; nếu nghe sấm trước rồi mới sợ hãi sau, quân sẽ bi chấn-động và kiếm chỗ ẩn-núp.
5. PHÉP NGHE SẤM NGÀY NGUYÊN ĐÁN:
Tiếng sấm hòa-nhã thì thiên hạ an-ổn và được mùa.
Nếu ánh chớp chói mắt, sấm nổ điếc tai thì thiên-hạ sẽ rối-loạn, nên lo gấp việc binh-bị, thấy điều ấy chẳng khá khinh-thường.
Sấm-sét là do âm-dương biến-chuyển và cảm-ứng nhau mà sinh ra.
Tướng đang hành binh, nếu sấm nổ đằng sau lưng thì binh sẽ gặp nhiều điều tốt lợi; nếu sấm nổ ở trước mặt thì binh sẽ gặp điều xấu lắm.
Nếu sấm nổ trước rồi mới thấy sét đánh thì tiểu nhân thịnh mà quân-tử suy; nếu thấy sét đánh trước rồi mới nghe sấm thì quân tử thịnh mà tiểu-nhơn suy.
Sấm thuộc âm, sét thuộc dương.
Tháng giữa xuân (tháng hai) sấm bèn phát, tháng giữa thu (tháng tám) sấm bèn ẩn, nếu nghịch thời sẽ có việc đao binh nổi lên.
6. PHÉP XEM HƯỚNG GIÓ THỔI LÊN TRỜI HAY XUỐNG ĐẤT
Gió từ hướng khảm (bắc) – thổi lại gọi là hắc-tuyền-phong (gió suối đen): năm ấy không có nạn đao-binh, nhân dân bị bệnh-tật và giữa năm chết về bệnh ôn dịch.
Gió từ hướng cấn (đông-bắc) thổi lại gọi là huỳnh-tuyền-phong (gió suối vàng): năm ấy không có việc binh, cọp beo xuống đòng nội làm tổn hại nhân dân.
Gió từ hướng chấn (đông) thổi lại gọi là vọng-nữ-phong (gió gái trông chồng): năm ấy không có việc binh, sinh~mạng của nhân dân bị nguy-khốn.
Gió từ hướng đoài (tây) thổi lại gọi là kim-liên-phong (gió sen vàng): năm ấy không cô việc binh, gái phạm vào tâm tư của trai, dân.chúng bị chết về bệnh ngặt.
Gió từ hướng ly (nam) thổi lại gọi là hỏa-huyết-phong (gió máu lửa): năm ấy nắng lâu không mưa, có nạn đao-binh.
Gió từ hướng khôn (tây-nam) thổi lại gọi là thai-bệnh-phong (gió bệnh thai nghén): năm ấy không có việc binh, đàn-bà nhiều người chết vì sinh-đẻ.
Gió từ hướng càn (tây bắc) thổi lại gọi là tang-phục-phong (gió tang-phục): năm ấy người người chét gấp, có dân nổi loạn.
Nếu hành-quân tới trận, gặp năm tuổi của tướng-súy, gió từ hướng sao Thái-tuế thổi lại gọi là đại sát phong (gió giết nhiều) thì tai-hoạ đang đến gấp.
7. PHÉP BÍ MẬT DẠY CÁCH XEM GIÓ TÁM HƯỚNG
Khi có gió lành (báo điềm lành) thì ngày trong sáng, hơi gió hòa-nhã; theo phần ngày nào, phần tháng nào, phần giờ nào, hoặc theo phương sinh-khí nào mà tới thì lòng người vui đẹp, nước được điều tốt lành.
Về ngày, âm đương là điều bí-yếu: các ngày giáp, bính, mậu, canh, nhâm thuộc về hướng phần dương; các ngày ất, binh, kỷ tân, quí thuộc về hướng phần âm. Hướng quí là hướng dương.
9. PHÉP XEM GIÓ DỮ:
Khi có gió báo nạn dữ thổi tới, thì ngày đó nặng nề u-ám, khí trời tối-tăm, bế-tắc, tiếng gió gào thét như là giận-dữ, cát bay lá rụng, gió theo phương dữ mà thổi đến. Nên gấp lo việc binh-bị để giữ kỹ, thế nào cũng có giặc tới.
10. PHÉP BÍ MẬT XEM CHÍN THỨC MÂY:
* Thứ nhất: Trời có sắc xanh biển: Trời mờ-mit, hỗn-độn, xanh thẩm, thấy mặt người cũng có màu xanh ắt là giặc tây nhung xâm-phạm biên-giới, nước trung-ương chẳng được yên-ổn:
* Thứ nhì: Trời có sắc hồng: Điềm này chủ về việc đại-tướng, hiền-than bị tù hãm, đang yên-ổn mà bỗng đựng sinh ra như vậy Khi sắc hồng ấy hiện ra thì trung-thần bi chết oan.
* Thứ ba: Trời có sắc vàng: Trung-thần, mưu-sĩ bị chết oan. Nếu dùng chín người để xem-xét sắc trời ấy thì mọi người đều nhận ngay là màu vàng.
* Thứ tư: Trời có sắc đen: Điềm này chủ về việc trong vòng ba trăm ngày sắp tới sẽ có kẻ. âm-mưu làm loạn. Bấy giờ sắc trời u-ám.
* Thứ năm: Trời làm sợ hãi vô cớ (sợ hụt): Trời phát ra tiếng nổ như sấm, bay ra vang dội tới ngàn dặm. Tự-nhiên trời đang quang-đãng mà sinh ra như vậy.
* Thứ sáu: Trời mở cửa: Nghe tiếng động lan ra giống như tiếng trời mở cửa. Bậc đế-vương đăng đàn bái tướng, trong một trăm ngày lệnh chúa hưng vượng, bèn trước hết dấy binh dẹp luạn. Nếu trong một tuần nhật, cửa trời mở về phương Ngọc-nữ thì có tiếng nổ như sấm nhưng không phải sấm.
* Thứ bảy: Trời thòng binh khí: Khí mây thòng xuống ở chân trời, như là dao cưa. Nên gấp tiến binh, đánh thì thắng lớn.
* Thứ tám: Khí trời không điều hòa: Bốn mùa đều trái thời-tiết:
* Thứ chín: Trời sinh biến ở hướng càn: Chủ về việc hiền-thần khó trách luận để nhà Vua nghe theo. Mặt trời và mặt trăng khi sắp lặn còn cao một trượng thì có sắc đỏ.
11. PHÉP XEM HAI MẶT TRỜI MỌC KỀ NHAU.
Hai mặt trời cùng mọc thì thiên-hạ sẽ động binh, kẻ vô-đạo bị tiêu diệt, hai quân đánh nhau có sức mạnh ngang nhau.
Hai mặt trời cùng mọc thì sẽ có đánh lớn, thành-trì bị phá-hoại, đồng nội chia ra nhiều phần mà đánh nhau.
Hai mặt trời mọc kề nhau ở nước nào thì nước ấy gặp loạn lớn, nạn dữ.
Chất tinh trắng của mặt trời rơi xuống đất xứ nào thì ở xứ ấy bên chủ (quốc-vương, chánh-phủ) phải thất-bại.
Dưới mặt trời có ánh-sáng giống như chân chim thì xứ bên phe chủ bị tai-ương, việc binh thất-bại, quân-đội tiêu-diệt.
Trong mặt trời có vết đen thì vua tôi chống đối nhau, trăm họ gặp việc xấu.
12. PHÉP XEM CÁC LOẠI NHẬT-THỰC:
Dùng phép Hà-Đồ mà xem mặt trời.
Các trường hợp nhật thực đều do ở ngày hối (cuối tháng) và ngày sóc (đầu tháng) mà sinh ra nhật thực; âm dương xâm lấn nhau, đi lạc đường tới ôm nhau, đô gọi là nhật-thực.
Nếu ở nơi có nhật-thực, có quan đại-thần âm-mưu làm hại nhà Vua, ắt là mặt trăng đi ngược án trước mặt trời: thiên-hạ sẽ dấy loạn.
Mặt trời mới mọc hai sào rồi bỗng dưng không sáng nữa đó gọi là mặt trời bệnh. Mặt trời sắp lặn ở phương tây, còn cao hai sào, bỗng dưng không sáng nữa, đó gọi là mặt trời chết.Trong địa phận nước ấy, bậc vương hầu gặp nạn lớn, các gian-thần đều nổi lên khuấy rối.
Nếu mặt trờí đỏ như máu thì tbiên-hạ sẽ có loạn lớn.
Mặt trời mới mọc mà bị ăn thì sẽ thua binh, mất thành.
Từ giờ ngọ trở về sau mà mặt trời bị ăn thì binh-gia nghỉ việc giao chiến.
Vào tháng tám mùa thu mà có nhật thực thì. có việc đao-binh xảy ra và phe khách được thắng.
Vào tháng mười hai mà có nhật-thực, điều ấy chủ về việc có binh dấy loạn.
Khi nhật-thực mà mặt trời bị ăn hết thì rợ man (phía nam) và rợ di (phía đông) nổii loạn, nên gấp lo việc binh-bị
Nguyệt thực xảy ra vào những ngày giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ thì sẽ có việc đao-binh.
Nguyệt-thực xảy ra vào những ngày canh, tân, nhâm, quí thì không nên tính tới việc binh.
13. BÀI THƠ MẶT TRĂNG LẠC ĐƯỜNG:
14. PHÉP BÍ-MẬT XEM TRĂNG:
Mặt trăng mới mọc ma đi về hưởng bắc đó gọi là “cung giương” thì có kẻ âm-mưu vào thành khuấy rối.
Nếu mặt trăng mới mọc mà có đám mây đen chắn ngang như chữ nhất thì trong ngày ấy có mưa.
Mặt trăng mới mọc mà có đám mây đen ở giữa có dạng như cầm thú thì:
Trong mặt trăng có sao lọt vào sẽ thua quân, chết tướng.
Có mây trắng như rắn rít xuyên qua mặt trăng thì sẽ có tướng chết, quân thua.
15. PHÉP BÍ-MÂT XEM TRĂNG TRÒN KHUYẾT:
Mặt trăng giống như tròn nhưng chẳng phải tròn, giống như khuyết nhưng chẳng phải khuyết, lặn mà chẳng lặn, ắt có gian-thần mưu phản.
Binh chưa đánh mà đã gặp nguyệt-thực thì đến khi đánh, binh ấy sẽ được thắng lớn.
Binh đang ở trong mà đã gặp nguyệt thực, điều ấy chủ về việc có tai ương.
Mặt trăng đang tròn đầy mà bi ăn, điều ấy chủ về việc binh sẽ bị chết ở đồng nội.
Mặt trăng bị ăn một bên thì tướng súy và bề tôi không còn giữ đạo.
Mặt trăng bị ăn ở phía dưới thì công việc cửa tướng-quân mất phép-tắc, lề-lối.
Nguyệt-thực mà có màu xanh thì ngũ-cốc trở nên quí-báu, híếm-hoi, thiên~hạ đói kém.
Nguyệt-thực mà có mầu đỏ thì lúc khởi đầu lợi cho pbe khách.
Nguyệt-thực mà có màu vàng thì có việc lập chư-hầu thành vương-quốc.
Mặt trăng bị ăn hết thì sẽ có quân thua tướng chết.
Hai mặt trăng cùng mọc thì thiên-hạ có loạn lớn.
Mùa xuân bi ăn về phía đông, mùa hè bị ăn về phía nam,mùa thu bị ăn về phía tây, mùa đông bị ăn về phía bắc thì xứ gặp nguyệt-thực sẽ có điều lo buồn về việc binh.
Nguyệt-thực xảy ra vào ngày ngọ, ngày mùi, điều ấy chủ về việc có trâu ngựa chết, binh dấy loạn tại phía tây đánh về phía đông.
Nguyệt-thực xảy ra vào ngày thân, ngày dậu, trong năm này có khí độc gây ra nhiều bệnh.
Nguyệt-thực xảy ra trong ngày hợi, điều ấy chủ về việc thiếu-thốn ngũ-cốc.
Nếu đế-vưong trái đạo thì mặt trời và mặt trăng chạy trái đường, lấn âm, ôm dương, nên gọi là âm dương lấn nhau, thiên-hạ sẽ có loạn lớn.
Nếu mặt trăng và mặt trời cùng đi ngang nhau, tbì có quan đại-thần âm-mưu nổi loạn.
Nếu hai mặt trăng chọi nhau, điều ấy chủ về việc có hai vua tranh thiên hạ.
Mặt trăng có sắc trắng thì hiền-thần bi lao tù. Mặt trời có sắc đỏ thì có âm-mưu dấy loạn trong. nước.
Mặt trăng có sắc đỏ thì loạn âm.
Đây là cách xem nhật nguyệt, âm-dương chậy loạn:
Mặt trời hè không theo nam-đạo, mặt trời đông không theo bắc-đạo thì trong vòng trăm ngày rợ man. (phía nam), rợ di (phía đông) sẽ xâm-phạm biên-giới.
Sao Thái-Bạch bi vầng sáng mặt trăng che khuất, điều ấy chủ về việc tướng súy phải chết.
Sao Thái Bạch được mặt trăng chở ở trên, thì trong năm ngày sẽ có dấy binh.
Tháng tám ngày mồng ba, sao Thái.Bạch đi sai đường về phía bắc thì sẽ có binh đánh nhau.
Sao Thái-Bạch đi về phía bắc thì nước nhỏ rối loạn.
Sao Thái-Bạch đi về phía nam thl nước lớn rối loạn.
Sao Thái Bạch ở trong mặt trăng cũng được gọi là nguyệt-thực.
Sao Thái Bạch là điềm xấu của nhà Vua.
Sao Thái-Bạch mọc bên trái mặt trăng thì nước âm rối loạn, mọc bên phải mặt trăng thì nước dương rối loạn.
Sao Thái-Bạch dính liền với mặt trăng thì trong ba năm có việc đao-binh, mất đất.
Sao Thái-Bạch chạy vào mặt trăng thì tướng – quân phải chết.
Sao Thái-Bạch bảy ngày không mọc thí sẽ có nạn đao-binh dữ-dội..
Nếu sao Thái-Bạch lên giữa trời mà sáng ra thl ba quân tan-vỡ, loạn-lạc.
Nếu trên có một đế-tinh và dưới có một cá-tinh thẳng hàng với nhau thì các quan phản Vua.
Nếu sao Thái-Bạch xuất hiện không đúng lúc thì Vua Tôi cùng khởi binh.
Sao Thái-Bạch mờ tối thì chủ-tướng gặp việc xấu.
Sách Cấm-Thư chép rằng: Thái-Bạch Thần-Tinh cùng một ngày mọc lên ở hướng đông, ắt có dấy binh ở hướngđông; nếu cùng mọc lên ở hướng tây, ắt có binh dấy lên ở hướng tây.
Nếu cùng mọc ở hướng đông mà không gần nhau, từ hai mươi tới ba mươi ngày không lặn vào hướng đông-nam thì có điều binh nhưng không đánh; đến mùa xuân, mùa hạ sẽ có dấy binh.
Thần-Tinh và Thái-bạch mọc ở hướng đông, gần nhau trong khoảng ba bốn thước thì từ bai mươi tới ba mươi ngày có binh đánh lớn.
Thần-Tinh đi theo Thái-Bạch ở hướng đông thì có dấy binh ở khắp nơi, từ đó đến sáu mươi ngày sẽ có dấy binh ồ-ạt.
Thái-Bạch từ Thần-Tinh đi ra thì lợi chủ.
Nếu mọc ở hướng đông thì lợi cho việc đánh hướng tây,binh ở phía đông được thắng lớn; nếu mọc ở hướngtây thì lợi cho việc đánh hướng đông, binh ở phía tây được thắng lớn.
Thái-Bạch và Thần-Tinh cùng mọc ở hướng đông; Thái-Bạch mọc trước, Thần-Tinh theo sau rồi vượt qua Thái-Bạch mà đi trước thì xứ ở dưới có binh làm phản, không tới một năm sẽ thấy ứng-nghiệm.
Thần-tinh mọc ra như tờ giấy mà Thái-Bạch chưa mọc thì tướng-quân phải chết; thấy mọc ở nơi nào thì ở nơi ẩy có quân tan, tướng chết.
Thái-Bạch mọc ở hướng đông, Thần-Tinh ở phía trước mà không mọc thì trong vòng năm mươi ngày có âm-binh dấy loạn trong nước.
Thái-Bạch có vầng sáng thì trong thiên-hạ có ân-xá cho kẻ phạm tội.
Thần-Tinh có vầng sáng thì sẽ có dấy binh và mưa lụt.
Vầng sáng của Thái Bạch và Thần-Tinh mà có ánh sáng màu vàng che khuất. thì sẽ có quân tan, tướng chết.
22. PHÉP BÍ MẬT XEM SAO LÀNH:
Sao Chu Tinh có sắc vàng, ánh sáng rực rỡ, nước nào thấy được thì gặp điều tốt lành, ai thấy được thì người ẩy gặp điều tốt lành.
Sao Hàm-Dự sáng như sao Tuệ, nước nào thấy được thì gặp điều vui mừng, rợ man phía nam vào cống-hiến.
23. PHÉP BÍ MẬT XEM SAO BẮC-ĐẨU:
Bắc-đẩu có sao nhỏ thì thiên-hạ không yên, mọi việc chiến tranh cùng dấy lên.
Bắc đẩu có khí đỏ xâm- nhập, điều ấy chủ về việc quân phải thua lớn, nếu cử binb g~p thì có hại.
Nếu có mây trắng xâm-nhập, điều ấy chỉ về việc đổ máu nhiều.
Nếu có mây như xà-mâu ăn vào, điều ấy chủ về việc có loạn lớn, nên ra ngoài.
Nếu có mây hình-dạmg giống như con heo, điều ấy chủ về việc binh sợ-sệt vô cớ.
Nếu có khí vàng tản-mác ở đông, tây thì không nên dấy binh động chúng.
Nếu có vết đỏ, đầu lợt, đuôi đậm, điều thấy chủ về việc quân được thắng lớn.
Nếu có màu đỏ lạt thì đại thần làm loạn.
Nếu có mây ở phía đông và tây thì phe chủ cử đại-binh, phe khách nên lui về mà giữ.
Nếu có mây đỏ xây thành bốn phía, điều ấy chủ về việc dấy binh lớn.
Nếu hiện ra ban ngày thì xã-tắc không yên, bậc vương*giả gặp tai-biến.
Nếu đang xoay trận mà đêm sau xem lại, thấy sao Bắc-đẩu có mây xuyên vào thì ba mươi ngày sau lại bị một lần lữa.
Nếu đêm mồng một đầu năm có sắc hồng bọc quanh sao Bắc-đẩu, thì hai mươi ngày sau sẽ có tướng chết quân bại.
24.- PHÉP BÍ MẬT XEM SAO KHÁCH:
Các sách Thiên-văn đều nói: Chẳng phải thường được thấy mà tình-cờ mới thấy được sao ấy trên trời, thì đó là sứ-giả của Thiên- Tinh Đại-đế: sao ấy là then chốt của bí thuật xem điềm tốt xấu.
Hoặc mọc ở hướng tây, hoặc nằm ở hướng đông. Nếu thấy sao ấy trong nhiều ngày thì có vỉệc to tát xảy ra mà lại có họa lớn; nếu chỉ thấy sao ấy trong ít ngày thì có việc xảy ra nhưng không quan-trọng lắm mà tai-họa chỉ nhỏ nhẹ mà thôi.
Hoặc hình-dạng biến ra sừng nhọn ắt là có âm-mưu gây loạn; nếu sắc của nó mờ lạt, ắt là có binh nổi loạn.
Nếu có sao (nhỏ) mà thấy nó có sắc trắng thì sẽ có việc binh-đao xảy ra trong địa-phận của nó; nếu sao ấy có ánh-sáng như gai nhọn thi xứ ở đỉnh bị quân tan, tướng chết, bị giặc lấn đất, đoạt ấp, thiên-hạ loạn lớn.
Hễ hằng ngày thấy sao ấy trên trời, không đúng vào giờ khắc nào cả, thì sao ấy gọi là sao khách.
25. PHÉP BÍ MẬT XEM SAO CHỔI:
Ngày xưa kinh của họ Sở nói rằng: Sao Tuệ gọi là sao chổi, hoặc dài vài thước, hoặc dài một trăm thước, sao ấy hiện ra ắt có dấy binh.
Khi nhà Vua sắp gặp tai-họa mà sao chổi hiện ra, nếu sao ấy chỉ về hướng nào thì đánh thắng về hướng ẩy, chỉ vào ta thì ta gặp điềm xấu, chỉ vào người thì người chịu thất-bại, đều phải phân-biệt đia-phận mà đoán.
Sao chổi dài ba trượng thì việc xấu kẻo dài một năm, dài bốn trượng trở lên thì việc xấu kéo dài ba năm, dài một trăm năm mươi trượng trở lên thì việc xấu kéo dài bảy năm.
Sao chổi hiện ra ắt là nước địch chịu việc binh-biến. Sao chổi lớn thì tai-họa lớn, sao chổi nhỏ thì tai-họa nhỏ, đuôi sao chổi mà cong giống như lá cờ thì nhà Vua đẹp giặc bình-định bốn phương.
26. – PHÉP XEM CHUNG NĂM SAO:
1) Sao Tuế Tinh có ý nghĩa là hướng đông, là mùa xuân, là hành mộc, là đức nhân trong năm đức thường của con người (nhân, nghĩa, lễ trí, tín), là vẻ mặt trong năm việc (mạo, ngôn, thị, thính, tư). Đức nhân mà thiếu sót, vẻ mặt mà hư hỏng, thời tiết mùa xuân mà bị trái ngược, khí mộc mà bị tổn thương, ắt sẽ thấy sự trừng phạt.
Sao Tuệ-Tinh tượng trưng cho bậc có đức, muốn được thấm nhuần sự sáng suốt của người ấy. Bậc Vua của loài người mà có đức ắt là Tuế-Tinh tới lui cùng thời với nhà Vua, nước ấy được phước may, không thể đánh nước ấy được. Bậc chúa loài người mà không có đức, ham thích việc chiến tranh, thì Tuế tinh cũng theo đó mà mờ tối, đổi màu làm cho tước vị bị tù hãm thất thường; nếu nhân đó tai ương xảy ra thì nước nhà sẽ gặp việc xấu … (*), điều ấy chủ về trong năm ấy, ngũ cốc và người sinh ra nhiều, nhà Vua sẽ trông nom đạo làm người ở khắp các nước chư hầu trong thiên hạ.
Tuế Tinh ở vào nước nào, thì nước ấy được đức dầy, ngũ cốc tươi tốt, bậc chúa loài người sống lâu và gặp điều tốt lành.
2) Sao Oanh-Cảm-Tinh có ý nghĩa là hướng nam, là mùa hạ, là hành hỏa, là đức lễ (trong ngũ thường), là sựthấy. Lễ nghi và sự thấy mà thiếu sót, thời tiết mùa hạ mà bị trái ngược, khí hỏa mà bị thương tổn, ắt là sẽ thấy sự trừng phạt.
Sao ấy khiến cho công việc sai phép tắc, đi ra thì mất lửa, đi vào thì binh tàn, tan rã ở đất khách, nước nhà phải rối loạn. Sao ấy gây ra giặc giã, bệnh tật, chết chóc, đói kém, sao ấy ở đâu thì ở đó phải chịu tai ương. Nếu vành bọc quanh sao dao động, đổi màu và làm trở lại như thế, khi thì ở trước ở sau, khi thì bên trái bên phải, nước ấy càng chịu tai ương nhiều hơn.
(*) Không nhận ra chữ nên không dịch được.
3) Sao Trấn Tinh có ý nghĩa là trung-ương, là bốn tháng 3, 6, 9, 12, là hành thổ, là đức tín. Bốn đức nhân, nghĩa, lễ, trí đều lấy đức tín làm chủ. Vẻ mặt, lời nói, sự thấy, sự nghe đều lấy tư duy làm chủ. Bốn vị sao kia (Tuế-Tinh, Oanh-Cảm-Tinh, Thái-Bạch, Thần-Tinh) đều mất đức tín nên báo điềm nước sẽ biến động, ắt bậc vương hầu không bình yên.
Sao Trấn-Tinh mà lu mờ, ắt là việc binh bất lợi.
Sao ấy ở nước nào thì ở nước ấy được điều tốt lành.
Sao ấy nằm vào được chỗ tốt thì đàn bà con gái được phước may, không thể đánh nước ấy được. Sao ấy không nằm được chỗ tốt thì đàn bà, con gái có điều lo buồn.
Sao ấy ở yên không dời chỗ thì nước ấy có việc lo buồn.
4) Sao Thái Bạch có ý nghĩa là hướng tây, là mùa thu, là hành kim, là đức nghĩa, là lời nói. Trong năm việc (mạo, ngôn, thị, thính, tư), lời nói mà bị sai lầm, thời tiết mùa thu mà bị trái ngược, khí kim mà bị tổn thương, ắt là sẽ thấy sự trừng phạt.
Nhìn cách sao Thái-Bạch lui tới để xem về việc binh; sao ở cao hay thấp, đi chậm hay mau, yên tịnh hay rối loạn, mọc hay lặn đều tượng trưng cho phép dùng binh.
Nếu nói về điềm xấu, khi sao ấy mọc ở hướng tây mà đi sai lạc thì rợ di (phía đông) và rợ địch (phía bắc) sẽ bị thất bại; nếu mọc ở hướng đông mà đi sai lạc thì nước trung ương sẽ bị thất bại; nếu chạy dọc trên trời (theo phương nam-bắc), đó gọi là rối loạn kỷ cương thì bậc vua chúa loài người phải chịu lưu vong; nếu ban ngày thấy sao ấy tranh sáng với mặt trời thì nước nhỏ mạnh, nước lớn yếu.
5) Sao Thần-Tinh có ý nghĩa là hướng bắc, là mùa đông, là hành thủy, là đức trí, là sự nghe. Đức trí và sự nghe mà thiếu sót, thời tiết mùa đông mà bị trái ngược, khí thủy mà bị tổn thương, ắt là sẽ thấy sự trừng phạt.
Sao Thần-Tinh chủ về sự giết chóc, là khí sát phạt, là sao tượng trưng cho sự chiến đấu, quân đội ắt là bị hãm ở đồng nội.
Sao băng là sứ giả của Trời, từ trên rơi xuống gọi là lưu-tinh, từ dưới chạy lên gọi là phi-tinh, sao lớn gọi là bôn-tinh, tất cả cũng đều là lưu tinh cả.
Sao lớn thì có sứ mạng lớn, sao nhỏ thì có sứ mạng nhỏ. Nếu có nghe tiếng kêu, đó là tượng trưng cho sự giận dữ. Nếu chạy mau thì kỳ hạn đến gấp rút, nếu đi chậm thì kỳ hạn còn lâu.
Nếu sao lớn mà không sáng, đó là việc của dân chúng; sao nhỏ mà sáng đó là việc của người tôn quí. Nếu sao khi ẩn khi hiện đó là công việc có thành có bại. Nếu sao trước lớn mà sau nhỏ thì có điều lo sợ; nếu sao trước nhỏ sau lớn thì có việc vui mừng.
Nếu sao chạy ngung ngăng như con rắn thì có kẻ âm mưu làm việc gian tà. Nếu sao chạy băng qua mau, băng qua mà không kịp tới (rớt), đường băng dài thì việc lâu dài và quan trọng; đường băng ngắn thì việc mau chóng và không quan trọng. Sao băng rơi xuống nơi nào thì dưới nơi ấy có việc binh đao. Sao băng di chuyển mà bị ngăn trở thì có mưu sự xảy ra.
Về sao băng, hãy xét ngày giờ, xem sao ở địa phận nào để mà luận:
Khi sao băng có ánh sáng giống như tấm vải, nếu là màu xanh thì có sứ các nước tới viếng, nếu là màu đỏ thì có việc đao binh, nếu là màu đen thì có việc chết chóc.
Nếu sao băng rất lớn, ánh sáng chiếu xuống đất, màu xanh và mào đỏ túa ra bốn bên thì ngũ cốc mất mùa.
Sao băng phạm vào mặt trăng hay triền mặt trăng mà ánh sáng đỏ hướng về phía mặt trăng thì thiên hạ không yên ổn.
Khi gặp lưu tinh và bôn tinh, nếu dấy binh sẽ thắng trận.
28.- PHÉP BÍ MẬT XEM SAO YÊU QUÁI:
1) Sao Thiên-Ngô: Cũng có tên là Giác-Tinh, vốn thuộc về sao Tuệ-tinh (sao chổi) nhọn dài bốn thước. Nếu mọc ở hướng đông-bắc, thì chủ về việc tranh đoạt. Nếu sao tuệ (chổi) mọc ở hướng đông thì có tên là Thiên-Cách thì nước ấy không thể cử sự, nếu dùng binh thì phải mất thành. Sao Thiên-Ngô dài hơn bốn thước thì chủ về việc yêu quái nổi lên khuấy phá.
2) Sao Xi-Vưu-Kỳ (giống cờ giặc Xi-Vưu đời vua Huỳnh Đế). Giống loại sao Tuệ (chổi) nhưng có đuôi cong như hình lá cờ. Hoặc hiện ra một mình giống như một đám mây đỏ, sắc của nó trên đỏ dưới trắng, sao ấy hiện ra ở hướng nào thì ở hướng ấy có binh dấy loạn. Sao Xi-Vưu-Kỳ mọc ra, chủ về việc đánh dẹp bốn phương. Lại có nói sao Xi-Vưu-Kỳ thuộc loại sao Oanh-Cảm, nhờ có khí đỏ bồi đắp mà trở nên to lớn, sắc của nó chiếu ánh sáng xuống đất, tên của nó là cờ Xi-Vưu, chủ về việc binh dữ dấy loạn, rợ man (nam) và rợ di (đông) xâm phạm biên giới.
3) Sao Nguyệt-Hoàng: Hình nó lớn và có sắc đỏ, ở cách mặt đất chừng ba trượng giống như bó đuốc, chủ về việc bên trong có giặc giã, tai nạn, nơi nào thấy sao ấy thì có dấy binh, trong và ngoài đều gặp nạn đao binh.
4) Sao Chiếu-Minh: Hình lớn mà không có sừng nhọn, khi thì lên cao khi thì xuống thấp, nước nào thấy sao ấy hiện ra thì chịu nạn đao binh. Sao Chiếu-Minh có hình dài 3 thước, lại có thêm 3 sao ở trên, đó là loại sao Oanh-Cảm.
5) Sao Tư-Nguy: Có hình dạng như sao Thái-Bạch, có 2 mũi nhọn như hai cái đuôi, mọc ở hướng tây, cách xa mặt đất sáu thước và có sắc trắng, đó gọi là sao Tư-Nguy. Sao mọc ở hướng nào thì ở nơi ấy việc hành binh của phe chủ không được thuận lợi.
6) Sao Thiên-Sàm: Mọc ở hướng tây, giống như một cây kiếm dài bốn, năm trượng, có tên là Thiên-Sàm. Sao ấy mọc ở nơi nào thì ở nơi ấy có dấy binh, nước nào thấy sao ấy thì có loạn lớn.
7) Sao Ngũ-Tàn: Mọc ra ở hướng đông, cách mặt đất chừng ba đến bảy thước, giống như mũi thương chĩa ra nên gọi là tàn, như có mũi nhọn dài ló ra. Ngũ-Tàn có nghĩa là chia ra năm phần. Nơi nào có sao ấy thì phải chịu nạn hủy hoại, bại vong. Lại có nói sao ấy giống như lửa có màu đỏ hoặc màu xanh. Sao Ngũ-Tàn xuất hiện ở nơi nào thì ở nơi ấy có nạn binh đao, nhà tan nước mất.
8) Sao Trường-Canh: Giống như tấm vải dính vào da trời, nơi nào thấy sao ấy thì có dấy binh gây loạn.
9) Sao Thiên-Tặc: Mọc ra ở hướng nam, so ấy lên cách mặt đất sáu thước và có màu đỏ, dao động mà chiếu sáng, đó gọi là sao Thiên-Tặc. Nó mọc ở hướng nào thì dưới hướng ấy có dấy binh gây loạn, đất ấy phải bại vong.
10) Sao Cuồng-Thỉ: Giống như sao băng có hình mũi tên, màu xanh đen, đi như con rắn, trông như có sừng, dài chừng vài thước. Thấy nó ắt là có binh mưu phản nhân cơn loạn mà gây loạn. Lại có nói rằng khi gặp saoCuồng-Thỉ thì quân sĩ sinh ra nhát sợ, binh Tần phải thua, Hạng Vũ chấp chánh. Nơi nào thấy sao Cuồng-Thỉ xẹt xuống hướng tây thì đó làm điềm diệt vong.
29.- PHÉP BÍ MẬT LUẬN VỀ TÁM SAO YÊU QUÁI:
Sách Binh-Pháp nói rằng: Thần nhân ban cho sách lạ về sao yêu quái, thế gian thường chẳng được thấy. Nếu lại sao ấy hiện ra thì không thể không xem xét; nước nào có sao ấy hiện ra thì quan Tư Thiên Giám phải quan sát kỹ. Theo phép này nếu sao đeo theo mây mà xuất hiện thì rất khó mà đo lường.
Một sao hiện ra vào tháng tám ban ngày thì nên phòng ngừa kẻ gian tà mưu sự. Nếu sao xẹt một bên thì chủ về việc có đánh lớn, đổ máu. Nếu sao quay đuôi lại, xẹt xuống một bên thì chủ về việc mất nước.
31. – PHÉP XEM TƯỢNG TRỜI KHI HÀNH QUÂN:
A. Một là khi gặp trời đất tối tăm, sương mù mờ mịt, gió tung cát bụi, cờ xí không thấy rõ, chiêng trống nghe không được, thì không thể xuất binh. Nếu có giặc thừa lúc tối tăm ấy kéo kỵ binh kiêu dũng, dời quân đến đánh ta thì ta ắt phải dặn dò đôi ba phen, ước thúc ba quân, giữ kỹ dinh trận, không cho loạn động, chỉ dùng các vật ngăn chận, bia, phên để đón đỡ tên và đá bắn tới, dùng cung mạnh nỏ cứng ngồi nấp mà bắn giặc. Ta chờ đến khi giặc giải đãi thì thừa dịp bên địch tối tăm hỗn loạn, ta xua sĩ tốt mạnh dạn lén đi ra mặt sau quân địch để chận ngang đường rút lui cùng các chỗ hiểm yếu, bấy giờ ta đánh thì có thể bắt được chúng.
B. Một là khi gặp trời đất mưa gió tối tăm,, sương mù mờ mịt tất cả bốn phía, thì không thể tiến binh, cũng không thể dời trại, vậy nên giữ kỹ dinh trại, để phòng ngừa sĩ tốt biến loạn hoặc giặc ở ngoài tới đánh.
C. Một là khi gặp gió to, mua lớn, lạnh nhiều, nắng gắt, không thể ra binh đánh dẹp, vậy nên vỗ về giúp đỡ quân sĩ, giữ vững dinh trại, tất nhiên giặc cũng không thể ra binh. Nếu binh ta đi đường mà thình lình gặp giặcthì nên lập gấp dinh trận để chờ khi trời tối và chờ lúc thế giặc suy giảm. Bấy giờ ta gắng thìm phương sách hay, xét thời trời, thăm dò chỗ sơ hở của địch.
E. Sau cơn tuyết lớn, khi biết là bộ binh của ta khó tiến, quân giặc bèn lập mưu lạ đem nhiều tinh kỵ tới bốn phía chung quanh dinh lũy của ta, khiêu chiẽn để dẫn dụ quân ta, hoặc dùng tinh kỵ chạy qua chạy lại xung phong vào quân ta. Nếu ta đem binh ra, tức thi giặc phân binh tứ tán, đầu đuôi hiệp lại để tới đánh ta, một là đánh dinh trại của ta, một là chận đường lương thảo của ta, ngăn cho hai đầu đuôi của ta không cứu ứng nhau được. Nếu đúng như thế, quân ta ngăn rào cho kỹ mà đừng đi ra, chờ giặc đem binh mạnh tới đánh, ta bèn dùng cung nỏ cứng, loại nỏ sàng tử, cái thì bắn ở trên, cái thì bắn ở dưới. Khi thế giặc đã yếu, không còn chí chiến đấu nữa, ta có thể đem toàn quân ra bắt giặc.
G. Một là ngày mới ra quân, nếu có mưa nhỏ gọi là mưa nhuận binh, ắt sẽ có thắng lớn. Nếu có mưa lớn gọi là mưa mộc thi (thây gỗ) thì phải chọn ngày khác để tiến binh. Việc tuy gấp rút cũng không thế tiến binh được bởi vì thời trời chưa thuận, chỉ tổn hại nhân mạng và khí cụ mà sĩ tốt lại không đẹp lòng.
H. Một là gặp cơn gió lớn thổi tung cát bụi thì không thể tiến binh đánh dẹp. Nếu binh đang đi đường thi nên tìm ngay tại đó có chỗ nào tiện lợi để lập dinh trại, chỉnh đốn binh mã. Nếu phía truớc bỗng gặp phục binh đánh cắt đứt quân ta, hoặc có đánh lớn, đó là điềm cho biết ý trời không thuận cho sự ra binh. Nếu đóng dinh trại ở đồng ruộng thì nên dặn dò quân sĩ hai ba lần hãy giữ vững dinh trại để phòng ngừa giặc theo chiều gió đến la ó mà đánh đinh trại của ta. Nếu ta lập trận đã xong mà có gió ấy thì cũng không đánh mà nên giữ vững.
I. Một là gặp mặt trời và mặt trăng hơi bị ăn, thì không nên tiến binh đánh dẹp, mà chỉ ra lệnh cho ba quân giữ gìn chắc chắn để phòng ngừa giặc đến đánh.
K. Một là quân đang đi đường, gặp nhiều ngọn gió lớn xáp nhau, đập vào nhau, khi thì thổi khi thi nghỉ, bấy giờ phải sợ giữa đường có phục binh đánh, vậy nên đề phòng.
L. Một là gió đập vào mặt người thì không nên tấn binh. Nếu khi phát binh đi trên đường thì gập gió thuận thổi, khi đi được nửa đường hoặc trở về thì gặp gió nghịch thổi, bấy giờ nên lập đinh trại ngay tại đó. Nếu cứ tiến binh, ắt sẽ gặp phục binh. Nếu gặp giặc phải đánh, mà có gió nghịch không phân lớn nhỏ thì không nên giao chiến mà nên giữ vững.Vì đạo trời chưa thuận nên phải thế.
M. Một là khi mới phát binh, gió mưa chẳng có, đi được nửa đường, bỗng có đánh lớn, và có mưa to gió lớn, thì nên chọn gấp chỗ lập dinh trại để giữ vững mà chớ nên tiến binh. Nếu cứ đi tới ắt có huyết chiến.
N. Một là quân đang đi trên đường hay đang đóng dinh trại ở đồng nội, mà gặp mưa to gió lớn, tuyết rơi sương mù, tối tăm mờ mịt thì không nên tiến binh dẹp giặc. Nên vỗ về sĩ tốt để giữ vững là hơn hết.
O. Một là quân đang đóng dinh trại tại đồng nội, chỉ có điềm trời là sắc mây, móng trời, sao băng sa xuống, đất cát thay đổi, chim bay, thú chạy, có giống vật lạ chạy vào dinh trận cắn quân lính, thì nên bói đề tìm hiểu.
32.- PHÉP XEM SƯƠNG RƠI ĐỂ ĐOÁN THỜI TRỜI:
Hễ về tháng ba mùa hạ, dương-khí tới mà bỗng nhiên sương rơi xuống lộp độp làm cho đầu cành cây ẩm ướt, ắt sẽ có binh dấy lên từ phương bắc, đến lấy nước, phá thành. Chủ nên phòng bị vực binh. Ngày xưa, hiền thần Trâu Diễn nước Yên bị giam trong ngục, trời bèn giáng sương vào tháng ba thì không tới một tuần, có binh dấy ở phương bắc.
33.- PHÉP XEM MƯA TUYẾT:
34.- PHÉP XEM MÓC RƠI ĐỂ ĐOÁN THỜI TRỜI:
35.- PHÉP XEM MƯA GIÓ NGÀY MỒNG MỘT:
Ngày mồng một tháng giêng mưa to, gió lớ, thổi cát bụi bay lên, làm tróc nóc nhà, chủ về việc tơ lụa hiếm hoi, nghề tằm thất bại, lúa mất mùa.
Ngày mồng một tháng hai có mưa thì tơ xấu, mất mùa lúa. Ngày ba mươi mà mưa thì dân gặp nhiều tật bệnh, chết chóc nhiều và gặp việc dữ.
Ngày mồng một tháng ba có mưa gió thì có nhiều bệnh, có sâu lúa sinh ra, hai thứ lúa mì lớn nhỏ đều không chín, nhân dân chịu sầu khổ.
Ngày mồng một tháng tư có mưa gió thi lúa mì xấu, gạo trở nên đắt đỏ. Ngày ba mươi có mưa lớn thì có bồ cào (sâu keo) gieo nạn dữ.
Ngày mồng một tháng năm có mưa gió thì trâu bò trở nên đắt đỏ. Trong năm ấy nhân dân sẽ đói kém, trở nên sầu oán và sẽ có dấy binh.
Ngày mồng một tháng sáu có mưa gió thì lúa gạo trở nên hiếm hơi đắt đỏ.
Ngày mồng một tháng bảy có mưa gió thi lúa gạo trở nên đắt đỏ, nhân dân không yên ổn, thiên hạ loạn lớn.
Ngày mồng một tháng tám có mưa gió thi đất âm có nhiều vải và lúa mì, khan hiếm gạo và dầu mè.
Ngày mồng một tháng chín có gió mưa thì hột mè khan hiếm cho đến xuân hạ năm sau.
Ngày mồng một tháng mười có gió mưa là chủ về việc có khô hạm, hột mè khan hiếm.
Ngày mồng một tháng mười một có gió mưa thì việc binh gặp nhiều tai nạn..
Ngày mồng một tháng chạp có gió mưa thì mùa xuân bị khô hạn, mùa hè bi lụt lội, gạo lúa trở nên đắt đỏ.
Trích trong Binh Thư Yếu Lược
binh thư yếu lược
,hưng đạo đại vương
,chiêm tượng trời
,nghệ thuật
,sách
Mình nghe nói là Binh Thư Yếu Lược lưu truyền đến nay không còn nguyên vẹn nữa, không rõ có đúng không?
Nguyenphuhoang Nam
Mình nghe nói là Binh Thư Yếu Lược lưu truyền đến nay không còn nguyên vẹn nữa, không rõ có đúng không?
Mạnh Cương
Một điều thú vị là bên cạnh tài cầm quân Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn còn có tài năng trong việc bốc thuốc, chữa bệnh. Từ sau khi chiến thắng giặc Nguyên, Mông, được phong vương, ông quay trở về sống ở Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương ngày nay), vui thú với cảnh sắc thiên thiên, làm thuốc chữa bệnh cứu người. Nhất là mấy ca hậu sản thì ông chữa tài lắm. Tài giỏi đến mức nhiều ca bệnh ông chữa mà người ta k tin là người thường chữa đc chỉ có thế lực siêu nhiên mới làm đc. Thế là truyền ra bao nhiêu câu chuyện tâm linh về ông luôn, sau khi ông qua đời thì câu chuyện về ông lại càng tâm linh lên nữa.
Trần Hải Bình
Bài viết này dài thật, nhưng hay tới nỗi em đã đọc hết ^^ Lý thuyết đọc trông phân biệt có vẻ dễ nhưng để ứng dụng được chắc khó lắm. Không biết anh đã từng nhìn trời nhìn mây mà đoán được thiên cơ bao giờ chưa ạ?