3 que là gì?
Gần đây có vụ lùm xùm liên quan đến một thành viên của nhóm nhạc kpop về vấn đề chính trị, trong phần comment mn cứ chửi "3 que,..." Không biết "3 que" ở đây có nghĩa là gì? Tại sao lại ghét "3 que" ? Mk có xem trên mạng mà đọc không hiểu gì hết á. Ai đó giải thích dễ hiểu hơn được không?
lịch sử
,tin tức
3 que còn là biểu tượng quốc kỳ của dưới thời Quốc gia Việt Nam (1949 – 1955) và Việt Nam Cộng Hòa (1955 – 1975).
Trong các tài liệu nước ngoài, chế độ này được gọi là "South Vietnam" (Nam Việt Nam) để phân biệt với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (tên khác là Cộng hòa miền Nam Việt Nam). Đến nay vẫn còn rất nhiều người Việt Nam ở nước ngoài mù quáng bảo vệ và đi theo chế độ này, tuyên truyền chế độ này ở khắp nơi và dè bỉu chế độ XHCN hiện nay ở nước ta, do vậy 3 que dùng để ám chỉ những người như thế.
Thu Huyen
3 que còn là biểu tượng quốc kỳ của dưới thời Quốc gia Việt Nam (1949 – 1955) và Việt Nam Cộng Hòa (1955 – 1975).
Trong các tài liệu nước ngoài, chế độ này được gọi là "South Vietnam" (Nam Việt Nam) để phân biệt với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (tên khác là Cộng hòa miền Nam Việt Nam). Đến nay vẫn còn rất nhiều người Việt Nam ở nước ngoài mù quáng bảo vệ và đi theo chế độ này, tuyên truyền chế độ này ở khắp nơi và dè bỉu chế độ XHCN hiện nay ở nước ta, do vậy 3 que dùng để ám chỉ những người như thế.
Đức Lưu
Cờ Việt Nam qua một số thời kỳ
Tại sao lại nền vàng là phổ biến?
Có thể thấy màu vàng hay nền vàng là màu phổ biến trên lá cờ qua các triều đại trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, cũng không phải không có những lá cờ nền đỏ (Cờ Tây Sơn, cờ triều Lê). Vậy tại sao lại là cờ nền vàng mà không phải là nền đỏ hay màu khác. Màu vàng là màu tượng trưng cho ngôi vua, cho quyền lực của chế độ và nhà vua phong kiến. Đặt trong bối cảnh lịch sử có thể dễ thấy được, những lá cờ trong giai đoạn phong kiến tính đến thời điểm nhà Nguyễn còn tồn tại thìđa số nền vàng chính là với mục đích đại diện cho quyền lực của thế lực phong kiến của gia tộc đang nắm trong tay ngôi báu. Mặt khác, xét về một góc độ nhất định, đó chính là sự chứng minh với phương Bắc về chủ quyền nước Việt trong các thời kỳ lịch sử.
Lá cờ từ thời vua Thành Thái
Lá cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiên khởi đầu vào năm 1890 trong thời vua Thành Thái.Năm 1890, ngay khi Thành Thái vừa mới lên ngôi, lá cờ vàng ba sọc đỏ được Vatican đạo diễn cho làm cờ hiệu thay thế cho cũ là Đại Nam Kỳ (nền vàng viền lam, chấm đỏ lớn ở giữa đã được dụng từ năm 1885 đến năm 1890).
Lá cờ vàng ba sọc đỏ này còn được tiếp tục sử dụng cho đến khi vua Duy Tân bị chính quyền Liên Minh Pháp – Vatican truất phế vào năm 1916 và được thay thế bằng lá cờ Long Tinh (có nền vàng và một vạch đỏ lớn nằm vắt ngang, phần đỏ nhiều hơn phần vàng). Như vậy tuổi thọ của lá cờ vàng ba sọc đỏ lần thứ nhất chỉ có 26 năm. Vào năm này, chính quyền Bảo Hộ đưa Nguyễn Phúc Bửu Đảo lên ngai vàng. Bửu Đảo lấy vương hiệu là Khải Định và dùng cờ Long Tinh (có mầu sắc và thiết kế như đã nói ở trên) làm cờ hiệu. Cũng nên biết từ năm 1863 cho đến năm 1885, triều đình Huế dụng cờ Long Tinh Kỳ (nền vàng, viền xanh, chấm đỏ lớn ở giữa) làm cờ hiệu.
Sự trở lại của Bảo Đại
Ngày 1 tháng 7 năm 1949, Chính phủ Lâm thời của Quốc gia Việt Nam được thành lập theo sắc lệnh số 1-CP của thủ tướng, tấn phong Bảo Đại là Quốc trưởng, trung tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng (Có tài liệu ghi Bảo Đại là Quốc trưởng kiêm Thủ tướng, Nguyễn Văn Xuân là phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng). Theo đánh giá của người Mỹ, Bảo Đại ít tham gia vào công việc của chính phủ, giành nhiều thời gian cho nghỉ mát!?
Thời điểm này, lá cờ vàng ba sọc đỏ tiếp tục được sử dụng với ý nghĩa là quốc kỳ cho Chính phủ Lâm thời. Tuy nhiên, nhìn lại một chút có một sự thật lịch sử đó là Bảo Đại và chính phủ của ông ta không hề có một sự tham gia dù ít dù nhiều vào công cuộc đánh Pháp, đuổi Nhật, dành độc lập cho Việt Nam. Tất cả những thành quả ấy đều là do Việt Minh lãnh đạo toàn dân mà có được.
Lá cờ của chế độ Việt Nam Cộng hòa
Chế độ Việt Nam Cộng hòa được thành lập dưới sự bảo hộ của Mỹ. Trong thời đệ nhất Cộng hòa, Ngô Đình Diệm không hề ban bố hay ra một sắc lệnh hay văn bản nào quy định lá cờ vàng ba sọc là quốc kỳ mà thừa hưởng ngay từ lá cờ que ly trước đó. Rất nhiều ý kiến khác nhau về ý kiến ba sọc đỏ này. Có thể là tượng trưng cho ba miền Bắc, Trung, Nam nhưng cũng có ý kiến cho rằng ngầm tượng trưng cho Chúa ba ngôi (Chúa cha, Chúa con và Chúa thánh thần). Thời điểm này, chính quyền Diệm chủ trương đàn áp đạo Phật, phổ biến Thiên Chúa giáo.
Đôn Ki Hô Tê
Lui