2.QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY NHƯ THẾ NÀO?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Giáo dục Việt Nam đang thực hiện Nghị quyết 29 với nội dung “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Một nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục của Việt Nam là làm thế nào nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Để đạt được mục tiêu của đó, Việt Nam hiện đang thực hiện các biện pháp lớn như: áp dụng đào tạo chương trình tiên tiến, xây dựng các trường đại học xuất sắc, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tăng cường hợp tác quốc tế, thực hiện các đề án đào tạo giảng viên ở nước ngoài… Với xu hướng đó, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước có nền giáo dục tiên tiến, trong đó đặc biệt là Nhật Bản. Nhật Bản là một nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhưng lại có một thứ tài nguyên đặc biệt đó là con người. Hệ thống giáo dục được xem là chìa khóa, tạo tiền đề cho nền kinh tế tăng trưởng và ổn định về chính trị. Chính phủ Nhật Bản đã thực thi nhiều chính sách để xây dựng hệ thống giáo dục - đào tạo có hiệu quả, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, việc hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục đã mở ra nhiều cơ hội mới, là cơ sở quan trọng thúc đẩy giáo dục ở Việt Nam phát triển tích cực. Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã rất chú trọng tới quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục. Đây là một phần quan trọng và là lĩnh vực tiềm năng trong quan hệ hai nước. Cụ thể, có thể nêu một số chính sách hợp tác giữa hai nước trong những năm gần đây. Ngày 25 tháng 3 năm 2008, Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản giúp Việt Nam đào tạo 1.000 tiến sĩ từ nay đến năm 2020 đã được ký kết ở Tokyo dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Masahiko Komura. Bản ghi nhớ nêu rõ Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng các suất học bổng cho Việt Nam trong vòng ba năm tới với những đối tượng được nhận học bổng là học sinh trung học chuyên nghiệp, đại học và sau đại học. Việt Nam cũng cam kết tăng cường và mở rộng chương trình giảng dạy tiếng Nhật ở trong nước. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước phát triển mạnh mẽ . Trước đó, năm 2009, Hội nghị Hiệu trưởng Đại học Việt Nam - Nhật Bản lần đầu đã được tổ chức tại Hà Nội, với chủ đề “Hợp tác Giáo dục Đại học: Các bài học và thực hành có thể học kinh nghiệm từ triển vọng toàn cầu”. Hội nghị được sự tham dự của hơn 300 đại biểu đến từ hơn 50 trường của Nhật Bản và 70 trường của Việt Nam, cũng như đại diện từ Bộ, Chính phủ của cả hai nước. Tháng 9/2011, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết 9 thỏa thuận hợp tác giữa các trường đại học, Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức định kỳ hàng năm; nhiều trường đại học lớn của Nhật Bản như: Đại học Tokyo, Đại học Kyoto, Đại học Nagoya… đã mở văn phòng hợp tác tại Việt Nam. Năm 2012, Hội nghị diễn ra lần thứ hai tại Kyoto, Nhật Bản do Đại học Kyoto và Đại học Quốc gia Hà Nội đồng tổ chức hội nghị, với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (MOET), Hiệp hội xúc tiến Khoa học Nhật Bản (JSPS) và sự hỗ trợ từ phía Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật Bản (MEXT). Đã có 150 đại biểu tới từ 43 trường Đại học Nhật Bản và 32 trường Đại học Việt Nam đã tham dự hội nghị. Chủ đề chính của Hội nghị là “Tăng cường Hợp tác Giáo dục và nghiên cứu giữa Việt Nam và Nhật Bản”. Trong khuôn khổ chủ đề này, các đại biểu đã chia sẻ những quan điểm của mình về những đề tài quan trọng cho các trường đại học trong thế kỷ 21: “Hợp tác và đảm bảo chất lượng trong giáo dục”, “Phát triển các hệ thống trường đại học để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao”. Hội nghị nhằm giúp các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng và phát triển các dự án đào tạo - nghiên cứu, góp phần thúc đẩy toàn diện quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản . Tháng 9/2015, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản tổ chức Hội nghị Hiệu trưởng Đại học Việt Nam - Nhật Bản lần thứ ba tại Đà Nẵng. Hội nghị lần này giúp tạo nền tảng cho Hiệu trưởng và cán bộ quản lý từ các trường đại học và cơ sở giáo dục hai nước chia sẻ ý tưởng, ý kiến cùng thông tin về các vấn đề quan trọng hiện nay liên quan đến giáo dục đại học, nghiên cứu, và quản lý trường đại học ở phạm vi quốc tế. Các chương trình hợp tác khác bao gồm: Năm 2013, Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp cùng Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, Bộ Công thương ký Bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực với Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV). Hai bên cam kết hỗ trợ thực hiện sáng kiến chung Việt - Nhật, hỗ trợ tăng cường cơ hội việc làm cho người Việt Nam tại Nhật Bản, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, cơ hội học tập về mô hình quản lý Nhật Bản, hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, đào tạo nguồn nhân lực cho các công ty của Nhật Bản tại Việt Nam. Tháng 5/2013, Bộ giáo dục và đào tạo cùng Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã ký kết Bản ghi nhớ về việc dạy tiếng Nhật tại Việt Nam. Tháng 3/2014, Bộ giáo dục và đào tạo cùng với Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản đã ký Chương trình chiến lược về hợp tác giáo dục. Phía Nhật Bản cam kết tích cực hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ thúc đẩy giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam cũng như xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề của Việt Nam. Hai bên quyết định tiếp tục thúc đẩy giao lưu giữa các trường đại học, sinh viên, và các nhà nghiên cứu nhằm thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa thế hệ trẻ của hai nước và góp phần vào sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Mới đây, tháng 1/2016, Bộ giáo dục và đào tạo và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam ký Bản thỏa thuận khung về giảng dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông Việt Nam... Sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với quan hệ giáo dục hai nước đó là ngày 21/7/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1186/QĐ - TTg về việc thành lập Trường Đại học Việt Nhật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường Đại học Việt Nhật là kết quả của sự quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tích cực phối hợp với các đối tác Nhật Bản gồm: Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật - Việt, Diễn đàn Hợp tác Kinh kế Việt Nam – Nhật Bản (JVEF), Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và các Trường Đại học Nhật Bản triển khai xây dựng Dự án khả thi Thành lập Trường Đại học Việt Nhật. Ngày 29/4, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm, công nhận lãnh đạo Đại họcViệt - Nhật. Ông Furuta Motoo (67 tuổi, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt, Chủ tịch Hội Nhật Bản nghiên cứu Việt Nam) được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Ông Tô Huy Rứa, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương là hiệu trưởng danh dự. Ông Vũ Anh Dũng làm hiệu phó. Đây là lần đầu tiên Đại học Quốc gia bổ nhiệm hiệu trưởng trường đại học thành viên là người nước ngoài. Chương trình đào tạo thạc sĩ của trường khai giảng vào tháng 9/2016 dự kiến bắt đầu từ khoa Khoa học bền vững, trong đó bao gồm 6 chương trình là Khu vực học, Chính sách công, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật môi trường, Công nghệ nano và Kỹ thuật hạ tầng. Đại học Việt - Nhật được thành lập là biểu tượng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trường được xây dựng theo mô hình các trường đại học tiên tiến của Nhật Bản, có sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, vận hành theo quy chế tổ chức và hoạt động đặc thù do Thủ tướng Việt Nam ban hành. Hợp tác Việt Nam và Nhật Bản là hợp tác toàn diện, chiến lược, nhiều mặt, nhưng lĩnh vực hợp tác lâu dài tốt đẹp nhất, ấn tượng mạnh mẽ chính là hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, bởi nó tạo nền tảng vững vàng cho sự hợp tác trên các lĩnh vực khác. Hợp tác tốt trong giáo dục sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên, thúc đẩy sự hiểu biết hơn nữa giữa nhân dân hai nước đồng thời mở ra nhiều hơn nữa cơ hội kinh doanh và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản; đóng góp tích cực vào củng cố hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực.
Trả lời
Giáo dục Việt Nam đang thực hiện Nghị quyết 29 với nội dung “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Một nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục của Việt Nam là làm thế nào nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Để đạt được mục tiêu của đó, Việt Nam hiện đang thực hiện các biện pháp lớn như: áp dụng đào tạo chương trình tiên tiến, xây dựng các trường đại học xuất sắc, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tăng cường hợp tác quốc tế, thực hiện các đề án đào tạo giảng viên ở nước ngoài… Với xu hướng đó, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước có nền giáo dục tiên tiến, trong đó đặc biệt là Nhật Bản. Nhật Bản là một nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhưng lại có một thứ tài nguyên đặc biệt đó là con người. Hệ thống giáo dục được xem là chìa khóa, tạo tiền đề cho nền kinh tế tăng trưởng và ổn định về chính trị. Chính phủ Nhật Bản đã thực thi nhiều chính sách để xây dựng hệ thống giáo dục - đào tạo có hiệu quả, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, việc hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục đã mở ra nhiều cơ hội mới, là cơ sở quan trọng thúc đẩy giáo dục ở Việt Nam phát triển tích cực. Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã rất chú trọng tới quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục. Đây là một phần quan trọng và là lĩnh vực tiềm năng trong quan hệ hai nước. Cụ thể, có thể nêu một số chính sách hợp tác giữa hai nước trong những năm gần đây. Ngày 25 tháng 3 năm 2008, Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản giúp Việt Nam đào tạo 1.000 tiến sĩ từ nay đến năm 2020 đã được ký kết ở Tokyo dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Masahiko Komura. Bản ghi nhớ nêu rõ Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng các suất học bổng cho Việt Nam trong vòng ba năm tới với những đối tượng được nhận học bổng là học sinh trung học chuyên nghiệp, đại học và sau đại học. Việt Nam cũng cam kết tăng cường và mở rộng chương trình giảng dạy tiếng Nhật ở trong nước. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước phát triển mạnh mẽ . Trước đó, năm 2009, Hội nghị Hiệu trưởng Đại học Việt Nam - Nhật Bản lần đầu đã được tổ chức tại Hà Nội, với chủ đề “Hợp tác Giáo dục Đại học: Các bài học và thực hành có thể học kinh nghiệm từ triển vọng toàn cầu”. Hội nghị được sự tham dự của hơn 300 đại biểu đến từ hơn 50 trường của Nhật Bản và 70 trường của Việt Nam, cũng như đại diện từ Bộ, Chính phủ của cả hai nước. Tháng 9/2011, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết 9 thỏa thuận hợp tác giữa các trường đại học, Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức định kỳ hàng năm; nhiều trường đại học lớn của Nhật Bản như: Đại học Tokyo, Đại học Kyoto, Đại học Nagoya… đã mở văn phòng hợp tác tại Việt Nam. Năm 2012, Hội nghị diễn ra lần thứ hai tại Kyoto, Nhật Bản do Đại học Kyoto và Đại học Quốc gia Hà Nội đồng tổ chức hội nghị, với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (MOET), Hiệp hội xúc tiến Khoa học Nhật Bản (JSPS) và sự hỗ trợ từ phía Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật Bản (MEXT). Đã có 150 đại biểu tới từ 43 trường Đại học Nhật Bản và 32 trường Đại học Việt Nam đã tham dự hội nghị. Chủ đề chính của Hội nghị là “Tăng cường Hợp tác Giáo dục và nghiên cứu giữa Việt Nam và Nhật Bản”. Trong khuôn khổ chủ đề này, các đại biểu đã chia sẻ những quan điểm của mình về những đề tài quan trọng cho các trường đại học trong thế kỷ 21: “Hợp tác và đảm bảo chất lượng trong giáo dục”, “Phát triển các hệ thống trường đại học để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao”. Hội nghị nhằm giúp các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng và phát triển các dự án đào tạo - nghiên cứu, góp phần thúc đẩy toàn diện quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản . Tháng 9/2015, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản tổ chức Hội nghị Hiệu trưởng Đại học Việt Nam - Nhật Bản lần thứ ba tại Đà Nẵng. Hội nghị lần này giúp tạo nền tảng cho Hiệu trưởng và cán bộ quản lý từ các trường đại học và cơ sở giáo dục hai nước chia sẻ ý tưởng, ý kiến cùng thông tin về các vấn đề quan trọng hiện nay liên quan đến giáo dục đại học, nghiên cứu, và quản lý trường đại học ở phạm vi quốc tế. Các chương trình hợp tác khác bao gồm: Năm 2013, Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp cùng Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, Bộ Công thương ký Bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực với Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV). Hai bên cam kết hỗ trợ thực hiện sáng kiến chung Việt - Nhật, hỗ trợ tăng cường cơ hội việc làm cho người Việt Nam tại Nhật Bản, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, cơ hội học tập về mô hình quản lý Nhật Bản, hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, đào tạo nguồn nhân lực cho các công ty của Nhật Bản tại Việt Nam. Tháng 5/2013, Bộ giáo dục và đào tạo cùng Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã ký kết Bản ghi nhớ về việc dạy tiếng Nhật tại Việt Nam. Tháng 3/2014, Bộ giáo dục và đào tạo cùng với Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản đã ký Chương trình chiến lược về hợp tác giáo dục. Phía Nhật Bản cam kết tích cực hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ thúc đẩy giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam cũng như xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề của Việt Nam. Hai bên quyết định tiếp tục thúc đẩy giao lưu giữa các trường đại học, sinh viên, và các nhà nghiên cứu nhằm thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa thế hệ trẻ của hai nước và góp phần vào sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Mới đây, tháng 1/2016, Bộ giáo dục và đào tạo và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam ký Bản thỏa thuận khung về giảng dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông Việt Nam... Sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với quan hệ giáo dục hai nước đó là ngày 21/7/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1186/QĐ - TTg về việc thành lập Trường Đại học Việt Nhật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường Đại học Việt Nhật là kết quả của sự quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tích cực phối hợp với các đối tác Nhật Bản gồm: Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật - Việt, Diễn đàn Hợp tác Kinh kế Việt Nam – Nhật Bản (JVEF), Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và các Trường Đại học Nhật Bản triển khai xây dựng Dự án khả thi Thành lập Trường Đại học Việt Nhật. Ngày 29/4, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm, công nhận lãnh đạo Đại họcViệt - Nhật. Ông Furuta Motoo (67 tuổi, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt, Chủ tịch Hội Nhật Bản nghiên cứu Việt Nam) được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Ông Tô Huy Rứa, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương là hiệu trưởng danh dự. Ông Vũ Anh Dũng làm hiệu phó. Đây là lần đầu tiên Đại học Quốc gia bổ nhiệm hiệu trưởng trường đại học thành viên là người nước ngoài. Chương trình đào tạo thạc sĩ của trường khai giảng vào tháng 9/2016 dự kiến bắt đầu từ khoa Khoa học bền vững, trong đó bao gồm 6 chương trình là Khu vực học, Chính sách công, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật môi trường, Công nghệ nano và Kỹ thuật hạ tầng. Đại học Việt - Nhật được thành lập là biểu tượng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trường được xây dựng theo mô hình các trường đại học tiên tiến của Nhật Bản, có sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, vận hành theo quy chế tổ chức và hoạt động đặc thù do Thủ tướng Việt Nam ban hành. Hợp tác Việt Nam và Nhật Bản là hợp tác toàn diện, chiến lược, nhiều mặt, nhưng lĩnh vực hợp tác lâu dài tốt đẹp nhất, ấn tượng mạnh mẽ chính là hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, bởi nó tạo nền tảng vững vàng cho sự hợp tác trên các lĩnh vực khác. Hợp tác tốt trong giáo dục sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên, thúc đẩy sự hiểu biết hơn nữa giữa nhân dân hai nước đồng thời mở ra nhiều hơn nữa cơ hội kinh doanh và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản; đóng góp tích cực vào củng cố hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực.