2 giả thuyết về giai đoạn Hồng Bàng Thị?
Theo truyền thuyết thì thời Hồng Bàng gồm 18 đời vua Hùng (không tính Kinh Dương Vương với Lạc Long Quân) nhưng trải qua hơn 2000 năm (2879 TCN - 258 TCN). Hiển nhiên điều này là phi thực tế vì tính trung bình một ông vua phải cai trị ít nhất khoảng 145 năm!!! Do đó có nhiều nghi vấn về sự tồn tại của giai đoạn này. Thậm chí nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng Hùng Vương chỉ là do người đời sau tự vẽ ra để chứng minh gốc gác nước Việt mình.
Ý kiến cá nhân thì mình nghĩ giai đoạn Hồng Bàng có nhiều chi tiết phi lý nhưng có 2 giả thuyết mà mình thấy hợp lý nhất là:
- 18 đời Hùng Vương thực chất là 18 chi. Mỗi chi gồm nhiều vua cai trị. Theo một số nhà nghiên cứu thì 18 chi là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Ký, Canh, Tân, Nhâm và Quý. Như vậy 18 chi Hồng Bàng cai trị hơn 2000 năm cũng là hợp lý
- 18 đời Hùng Vương thực chất là 18 bộ tộc nhỏ trong Văn Lang. Nên nhớ rằng lúc này khu vực người Bách Việt ở vẫn thuộc dạng sơ khai, chưa có hệ thống nhà nước thống nhất mà có thể bao gồm các bộ tộc nhỏ nằm rải rác ở vùng Bắc Bộ của Việt Nam ngày nay và cả vùng Lưỡng Quảng của Trung Quốc nữa. Tù trưởng mỗi bộ tộc sẽ thay phiên nhau làm vua Văn Lang một thời gian rồi chuyển qua cho bộ tộc khác. Hiện tại Malaysia cũng theo mô hình này vì Quốc vương Malaysia sẽ do vua của 9 Vương quốc cấu thành Malaysia thay phiên nhau đảm nhiệm.
Ngoài ra mình cũng cho rằng hình thái nhà nước Văn Lang lúc đó là một dạng bộ lạc (tribe) chứ chưa phải là vương quốc (kingdom) hoặc quốc gia (nation) đúng nghĩa. Như vậy Hùng Vương là Tù trưởng (tribal chief) của Bộ lạc Văn Lang, chứ chưa phải thật sự là Vua (king).
Nguồn tham khảo
Trung Nguyễn
Nguyễn Duy
Bản thân tộc Bách Việt nghe tên đã rõ, cả trăm bộ tộc Nam man phía dưới sông Dương Tử hợp thành. Về một vương quốc Văn Lang thì có lẽ chỉ là nhà nước của Lạc Việt nên chắc nhà họ Hùng chắc cũng không to cho lắm :v chắc là 18 này là các loại gia đình quần cư thành tộc ngày càng sinh sôi rồi hình thành 18 chi thì thích hợp hơn.
Bao HG Tran
Nguồn tham khảo:
http://denhung.phutho.gov.vn/Chuyen-muc-tin/Chi-tiet-tin/tabid/92/title/13139/ctitle/132/language/vi-VN/Default.aspx
Thế thứ các triều vua Việt Nam, Nguyễn Khắc Thuần, Nhà Xuất Bản Giáo Dục 2008