15 “món ăn” giúp trẻ tự lập

  1. Giáo dục

Nhà mình có cậu em là sinh viên, những tháng đầu xa nhà, cậu gọi về bảo Hà Nội có cái rau gì lạ lắm. Mua về nấu mà dai không nhai được. Hỏi kỹ qua miêu tả là rau ngót. Cậu em về không tuốt mà thả nguyên cả cành vào nồi nấu.

Nên không chỉ mong mong ước con khoẻ mạnh, thông minh mà tự lập cũng là một niềm mong ước mục tiêu dài hạn trong quá trình nuôi con.

Chỉ định: Dành cho các cha mẹ có con 0-18 tuổi, hoặc những bạn 18 + muốn cải thiện tình trạng bám dính bố mẹ; những bố mẹ có con 18+ muốn buông tay cho con bay!

Mời các bạn ăn 15 món ăn trên bàn này, để giúp con tự lập ngay từ khi còn tấm bé nha:

1. Để con ăn ngủ trong niềm vui và theo nhu cầu, tự nhận biết nhu cầu của chính bản thân mình. Đó là nền tảng đầu tiên của việc tự lập. (còn ăn ngủ kiểu gì là tuỳ từng gia đình)

2. Cho con được nói lên chính kiến của con, lắng nghe con và có thể cho con được lựa chọn (không làm tổn hại tới mình, tới người và môi trường xung quanh.)

3. Chơi các trò chơi tăng cường sự rèn luyện ý chí, khả năng tự lập và nâng cao khả năng vận động tinh của con như các bài thực hành cuộc sống: gấp quần áo, rót nước, xâu vòng, gắp hạt…

4. Để con vẽ theo sở thích của con, góc nhìn của con, không bắt theo mẫu.

5. Ngày từ khi con 18 tháng đã cho con được lựa chọn và đưa ra quyết định, trong khuôn khổ cho phép. Ví dụ trời lạnh, không được cho phép con thích mặc gì thì mặc, mà hỏi: Con chọn mặc áo xanh hay áo đỏ. (Là được quyền lựa chọn, nhưng tự do trong khuôn khổ). Sau này lớn lên con được tự quyết những vẫn đề lớn hơn.

6. Khi con chơi hãy để trẻ dẫn dắt, không yêu cầu con phải chơi như này, như kia.

7. Chỉ dẫn lúc đầu kỹ càng chị tiết, làm mẫu giúp con sau đó để con tự loay hoay xoay xở, lỗi hỏng vài lần, đến vài chục lần sẽ thành thaọ. Lúc con nản thì động viên con.

8. Cho con tự chọn bạn để chơi, (trong lượng bạn bè bố mẹ đã sàng lọc lựa chọn) khi con thấy không phù hợp cũng là trải nghiệm để con biết lựa chọn bạn mà chơi.

9. Hướng dẫn con xử lý vấn đề. Khi con nhỏ thì bố mẹ làm gương làm mẫu tạo nền tảng cho con học; khi con lớn thì “con nghĩ đi – mẹ không biết” để con xoay xở. Song vẫn cần có sự sẻ chia hỗ trợ chứ không mặc kệ

10. Chấp nhận những thất bại của con. Để có 1 bữa cơm ngon thì 3 bữa cơm nát 2 bữa cơm sống cũng là bình thường.

11. Hô biến chính bố mẹ từ phụ huynh nồi cơm điện hay máy bay trực thăng sang bố mẹ lười, để con được giúp đỡ mình.

12. Cho trẻ tham gia vào việc dọn dẹp nhà cửa, từ rửa bát quét nhà, giặt quần áo đến sắp xếp đồ đạc. Giao cho con 1 nhiệm vụ tưới cây hay cho cá ăn…

13. Cho con Tham gia sinh hoạt đủ loại hình câu lạc bộ để tìm ra thứ con yêu thích và phù hợp nhất. Thì khi con 18, 20; con có thể chọn trường, chọn người yêu, công việc mà con mong muốn

14. Đôi lúc tự tạo tình huống để con phải xoay xở, hãy chậm 1 nhịp để con tự làm trước khi ra tay giúp trẻ!

15. Cho con đi, đi và đi. Đi để trải nghiệm, đi để lớn và đi để tự lập. Mỗi chuyến đi trong ngày hay dài ngày, gần hay xa, mình đều cho các con tự chuẩn bị đồ đạc. Các con cần tính mang cái gì đi, quần áo nào, sắp xếp ra sao.

Các công việc hàng ngày của các con như chải răng, rửa mặt, tắm gội, học bài.. để không phải nhắc thì nhà mình hay làm list danh sách để các con check list. Đứa biết chữ ghi chữ, không thì vẽ hình. Con chuẩn bị gì, định làm gì, các việc gì tiếp theo thì tự check xem đủ chưa.

Từ bé được chọn những thứ mình thích, làm những thứ mình yêu, thì có chăng bớt được việc 20 ăn rau ngót cả cành, hay hơn 30 vẫn ko biết tôi là ai, tôi đam mê gì, đâu là thế mạnh của tôi.

------

Anh Hoa

Sáng lập đồ chơi sạch Cánh Diều made in Vietnam

Từ khóa: 

nuôi dạy con

,

giáo dục

đúng là nội dung mà tôi đang cần. Cảm ơn Kim Hoa nhé

Trả lời

đúng là nội dung mà tôi đang cần. Cảm ơn Kim Hoa nhé

Tự lập là khởi đầu cho quá trình tự giác. Nhiều bậc cha mẹ vẫn thắc mắc sao con chưa tự giác, cũng bởi các bạn nhỏ chưa được gia đình tạo cho môi trường để phát triển tính tự lập. Xin cảm ơn chị về bài chia sẻ hữu ích!

Bài viết hay quá ạ!