100 bài học cho Nhà đầu tư
Bản chất của TTCK là kênh huy động vốn tức là nhà đầu tư mua cổ phiếu, có nghĩa là đang cho công ty vay vốn. Nên phải chọn mặt gửi vàng.
stock
,đầu tư & tài chính
Bài học 79: Những cạm bẫy tâm lý nhà đầu tư thường mắc phải khi đầu tư chứng khoán
Khi giao dịch trên thị trường chứng khoán, rất nhiều cạm bẫy về mặt tâm lý có thể khiến nhà đầu tư mắc sai lầm. Bài viết nêu lên những cạm bẫy cơ bản về mặt tâm lý khi đầu tư chứng khoán và đề phòng chúng.Tham vọng làm giàu một cách nhanh chóng
Khi bước vào đầu tư chứng khoán, nhiều người mang suy nghĩ sẽ kiếm được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ thị trường chứng khoán một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc làm giàu nhanh chóng từ thị trường chứng khoán đi đôi với mức độ rủi ro cao nếu các bạn là người không đủ kinh nghiệm hoặc có tính cách không phù hợp. Những câu chuyện đồn thổi về những nhà đầu tư huyền thoại với những vụ giao dịch kinh điển mọi thời đại, hoặc đơn giản chỉ nghe thấy bạn bè rỉ tai nhau về lợi nhuận thu được từ thị trường ở mỗi giai đoạn sôi động đã khiến đa số vội vã giao dịch dẫn tới hiện tượng “Over trade” hoặc không quản trị rủi ro chặt chẽ.
Tuy nhiên hãy nên nhớ rằng những câu chuyện trên đa phần chỉ kể cho bạn về một chiều hướng tích cực là giúp bạn làm giàu một cách nhanh chóng, nhưng không kể điều ngược lại. Sự thực là để nổi danh trong giới tài chính những nhà đầu tư huyền thoại cũng đã trải qua một quá trình rèn luyện đủ lâu, hay những người thu được lợi nhuận lớn mà bạn nghe được chẳng qua họ chỉ gặp đúng thời điểm thị trường thuận lợi mà thôi. Để thu được lợi nhuận một cách lâu dài, chúng ta đều phải coi đầu tư là một nghề thực sự và làm việc hết mình với nó.
Nếu bạn bắt đầu sự nghiệp giao dịch từ tuần trước và mong muốn kiếm đủ số tiền bạn muốn và biến mất khỏi thị trường trong nửa năm, thì đó thật sự là một điều hoang tưởng. Đầu tư là một nghề nghiệp, không phải một cách làm giàu thần tốc, nếu bạn thật sự muốn phất lên một cách nhanh chóng bạn nên thử casino hay chơi xổ số.
Không chấp nhận mình thua
Việc chấp nhận tham gia vào thị trường chứng khoán cũng giống như việc bạn đã chấp nhận tham gia cuộc chơi. Trong cuộc chơi khốc liệt này, thắng thua là chuyện bình thường và việc của chúng ta không phải là biến lệnh thua thành lệnh thắng mà là làm sao để giảm thấp nhất số tiền mất trên những lệnh thua đó.
Những nhà đầu tư mới hoặc kể cả một số những nhà đầu tư lâu năm nhưng khi vướng phải những vụ giao dịch thua lỗ đủ lớn, họ không chấp nhận mình đã sai do chưa đủ kinh nghiệm hoặc do tiếc nuối về mức mất mát hiện tại. Thay vì cắt lỗ để bảo toàn vốn thì họ lại cố gắng giữ lệnh hoặc đẩy thêm lệnh ngược với chiều hướng hiện tại để bình quân giá với mong muốn thị trường sẽ vận động đúng như kỳ vọng của họ.
Sợ hãi với việc mất tiền khi đầu tư
Nhìn chung mọi người quan niệm thành công có nghĩa là có thật nhiều tiền. Như vậy ngược lại – mất tiền, có nghĩa là chúng ta đang thất bại. Điều này dẫn đến việc mọi người sợ mất tiền.
Tuy nhiên, có một vấn đề là bất cứ công việc nào đều cũng có phát sinh chi phí trước khi kiếm được lợi nhuận và trong đầu tư cũng vậy. Việc thua lỗ hay mất tiền là điều hiển nhiên và đó là chi phí mọi người phải bỏ ra khi giao dịch, vấn đề của chúng ta là tối thiểu hóa chi phí. Ngoài ra việc mất mát với một chi phí đủ để chấp nhận được để đổi lấy những kinh nghiệm hay bài học nhất định, do vậy chúng ta không nên sợ hãi khi mất tiền trong đầu tư.
Khi bạn luôn sợ hãi với việc mất tiền, bạn sẽ không đủ dũng cảm để chuyển từ việc giao dịch ảo sang việc giao dịch thật. Như vậy đến khi nào bạn mới có thể coi đầu tư là một nghề?
Khi bạn nghĩ đến việc mất tiền quá nhiều, bạn sẽ đưa ra những quyết định đầy cảm xúc từ đó dẫn đến bạn dễ dàng sẽ bị thị trường dẫn dắt. Trong đầu tư, nếu cảm xúc của chúng ta không được cân bằng ở thời điểm ra quyết định đối với một vụ giao dịch nào đó, thì hiển nhiên kết quả nhận được sẽ rất tồi tệ.
Những nhà đầu tư giỏi nhất đều coi việc mất tiền vào thị trường là điều không tránh khỏi, bởi đầu tư vẫn là một trò chơi mang tính xác suất. Có thắng, có thua nhưng khi thắng cần thắng được nhiều và khi thua cần tối thiểu được khoản thua lỗ, có như vậy mới tồn tại và thu được lợi nhuận ổn định trong đầu tư.
Thị trường không bao giờ luôn luôn đi theo hướng mà bạn dự đoán, hãy đứng dậy sau mỗi vấp ngã, học hỏi từ những thất bại đó, bạn sẽ dần có những cú trade tốt hơn.
Thiếu tính kỷ luật
Đây là một sai lầm phổ biến và nguy hiểm nhất nhưng lại ít khi được bàn luận. Một người giao dịch thiếu kỷ luật sẽ không bao giờ có thể thành công trên thị trường này, và hành vi thiếu tính kỷ luật có thể theo nhiều cách khác nhau.
Đầu tiên là sự thay đổi hệ thống giao dịch một cách quá nhanh, những nhà đầu tư dạng này rất hay tinh chỉnh hoặc thay đổi phương pháp giao dịch. Tuy nhiên để sử dụng hiệu quả một hệ thống giao dịch cần phải có một quá trình và trải nghiệm lâu dài qua một số chu kỳ thị trường, có như vậy họ mới đánh giá được những ưu nhược điểm của hệ thống giao dịch để nâng cấp lên nhằm thu được hiệu suất cao hơn.
Thứ hai là việc bỏ hệ thống giao dịch hiện tại của mình chỉ vì điều kiện thị trường đang không phù hợp với hệ thống giao dịch đó. Những nhà đầu tư dạng này quá nôn nóng và quên đi rằng không có hệ thống giao dịch nào hoàn hảo, và chỉ thích hợp trong những điều kiện thị trường thích hợp.
Thứ ba là việc có hệ thống giao dịch nhưng không tuân thủ do bị cảm xúc chi phối. Điều này dễ dẫn tới việc thua lỗ, bởi lẽ chúng ta đang giao dịch dựa trên những thứ chúng ta không biết và không kiểm soát được rủi ro.
DAVIDCHIM
Bài học 79: Những cạm bẫy tâm lý nhà đầu tư thường mắc phải khi đầu tư chứng khoán
Khi giao dịch trên thị trường chứng khoán, rất nhiều cạm bẫy về mặt tâm lý có thể khiến nhà đầu tư mắc sai lầm. Bài viết nêu lên những cạm bẫy cơ bản về mặt tâm lý khi đầu tư chứng khoán và đề phòng chúng.Tham vọng làm giàu một cách nhanh chóng
Khi bước vào đầu tư chứng khoán, nhiều người mang suy nghĩ sẽ kiếm được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ thị trường chứng khoán một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc làm giàu nhanh chóng từ thị trường chứng khoán đi đôi với mức độ rủi ro cao nếu các bạn là người không đủ kinh nghiệm hoặc có tính cách không phù hợp. Những câu chuyện đồn thổi về những nhà đầu tư huyền thoại với những vụ giao dịch kinh điển mọi thời đại, hoặc đơn giản chỉ nghe thấy bạn bè rỉ tai nhau về lợi nhuận thu được từ thị trường ở mỗi giai đoạn sôi động đã khiến đa số vội vã giao dịch dẫn tới hiện tượng “Over trade” hoặc không quản trị rủi ro chặt chẽ.
Tuy nhiên hãy nên nhớ rằng những câu chuyện trên đa phần chỉ kể cho bạn về một chiều hướng tích cực là giúp bạn làm giàu một cách nhanh chóng, nhưng không kể điều ngược lại. Sự thực là để nổi danh trong giới tài chính những nhà đầu tư huyền thoại cũng đã trải qua một quá trình rèn luyện đủ lâu, hay những người thu được lợi nhuận lớn mà bạn nghe được chẳng qua họ chỉ gặp đúng thời điểm thị trường thuận lợi mà thôi. Để thu được lợi nhuận một cách lâu dài, chúng ta đều phải coi đầu tư là một nghề thực sự và làm việc hết mình với nó.
Nếu bạn bắt đầu sự nghiệp giao dịch từ tuần trước và mong muốn kiếm đủ số tiền bạn muốn và biến mất khỏi thị trường trong nửa năm, thì đó thật sự là một điều hoang tưởng. Đầu tư là một nghề nghiệp, không phải một cách làm giàu thần tốc, nếu bạn thật sự muốn phất lên một cách nhanh chóng bạn nên thử casino hay chơi xổ số.
Không chấp nhận mình thua
Việc chấp nhận tham gia vào thị trường chứng khoán cũng giống như việc bạn đã chấp nhận tham gia cuộc chơi. Trong cuộc chơi khốc liệt này, thắng thua là chuyện bình thường và việc của chúng ta không phải là biến lệnh thua thành lệnh thắng mà là làm sao để giảm thấp nhất số tiền mất trên những lệnh thua đó.
Những nhà đầu tư mới hoặc kể cả một số những nhà đầu tư lâu năm nhưng khi vướng phải những vụ giao dịch thua lỗ đủ lớn, họ không chấp nhận mình đã sai do chưa đủ kinh nghiệm hoặc do tiếc nuối về mức mất mát hiện tại. Thay vì cắt lỗ để bảo toàn vốn thì họ lại cố gắng giữ lệnh hoặc đẩy thêm lệnh ngược với chiều hướng hiện tại để bình quân giá với mong muốn thị trường sẽ vận động đúng như kỳ vọng của họ.
Sợ hãi với việc mất tiền khi đầu tư
Nhìn chung mọi người quan niệm thành công có nghĩa là có thật nhiều tiền. Như vậy ngược lại – mất tiền, có nghĩa là chúng ta đang thất bại. Điều này dẫn đến việc mọi người sợ mất tiền.
Tuy nhiên, có một vấn đề là bất cứ công việc nào đều cũng có phát sinh chi phí trước khi kiếm được lợi nhuận và trong đầu tư cũng vậy. Việc thua lỗ hay mất tiền là điều hiển nhiên và đó là chi phí mọi người phải bỏ ra khi giao dịch, vấn đề của chúng ta là tối thiểu hóa chi phí. Ngoài ra việc mất mát với một chi phí đủ để chấp nhận được để đổi lấy những kinh nghiệm hay bài học nhất định, do vậy chúng ta không nên sợ hãi khi mất tiền trong đầu tư.
Khi bạn luôn sợ hãi với việc mất tiền, bạn sẽ không đủ dũng cảm để chuyển từ việc giao dịch ảo sang việc giao dịch thật. Như vậy đến khi nào bạn mới có thể coi đầu tư là một nghề?
Khi bạn nghĩ đến việc mất tiền quá nhiều, bạn sẽ đưa ra những quyết định đầy cảm xúc từ đó dẫn đến bạn dễ dàng sẽ bị thị trường dẫn dắt. Trong đầu tư, nếu cảm xúc của chúng ta không được cân bằng ở thời điểm ra quyết định đối với một vụ giao dịch nào đó, thì hiển nhiên kết quả nhận được sẽ rất tồi tệ.
Những nhà đầu tư giỏi nhất đều coi việc mất tiền vào thị trường là điều không tránh khỏi, bởi đầu tư vẫn là một trò chơi mang tính xác suất. Có thắng, có thua nhưng khi thắng cần thắng được nhiều và khi thua cần tối thiểu được khoản thua lỗ, có như vậy mới tồn tại và thu được lợi nhuận ổn định trong đầu tư.
Thị trường không bao giờ luôn luôn đi theo hướng mà bạn dự đoán, hãy đứng dậy sau mỗi vấp ngã, học hỏi từ những thất bại đó, bạn sẽ dần có những cú trade tốt hơn.
Thiếu tính kỷ luật
Đây là một sai lầm phổ biến và nguy hiểm nhất nhưng lại ít khi được bàn luận. Một người giao dịch thiếu kỷ luật sẽ không bao giờ có thể thành công trên thị trường này, và hành vi thiếu tính kỷ luật có thể theo nhiều cách khác nhau.
Đầu tiên là sự thay đổi hệ thống giao dịch một cách quá nhanh, những nhà đầu tư dạng này rất hay tinh chỉnh hoặc thay đổi phương pháp giao dịch. Tuy nhiên để sử dụng hiệu quả một hệ thống giao dịch cần phải có một quá trình và trải nghiệm lâu dài qua một số chu kỳ thị trường, có như vậy họ mới đánh giá được những ưu nhược điểm của hệ thống giao dịch để nâng cấp lên nhằm thu được hiệu suất cao hơn.
Thứ hai là việc bỏ hệ thống giao dịch hiện tại của mình chỉ vì điều kiện thị trường đang không phù hợp với hệ thống giao dịch đó. Những nhà đầu tư dạng này quá nôn nóng và quên đi rằng không có hệ thống giao dịch nào hoàn hảo, và chỉ thích hợp trong những điều kiện thị trường thích hợp.
Thứ ba là việc có hệ thống giao dịch nhưng không tuân thủ do bị cảm xúc chi phối. Điều này dễ dẫn tới việc thua lỗ, bởi lẽ chúng ta đang giao dịch dựa trên những thứ chúng ta không biết và không kiểm soát được rủi ro.
DAVIDCHIM
Bài học 25: Xả hàng - Gom hàng
Nếu muốn xả hàng, các nhóm này sẽ đặt lệnh mua khối lượng khủng ở giá thấp, khi nhà đầu tư muốn mua vào cổ phiếu này sẽ phải đặt giá cao hơn. Khi cổ phiếu tăng lên ở mức hấp dẫn theo mục tiêu, đội lái sẽ bắt đầu xả hàng ra ở nhiều tài khoản khác nhau và tất nhiên sẽ chia nhỏ khối lượng bán. Thậm chí nhiều môi giới vẫn có thể đặt lệnh mua lớn để che mắt nhà đầu tư nhưng sau đó hủy dần trong khi bên bán vẫn liên tục ra tay. Còn khi muốn gom vào thì sẽ treo lệnh bán ngược lại…
DAVIDCHIM
Bài học 78: 4 dấu hiệu giúp bạn xác định đúng đỉnh
Một trong những yêu tố quan trọng quyết định sự thành công trong công cuộc đầu tư tài chính là việc xác định đỉnh của thị trường để đưa ra quyết định bán đúng thời điểm giúp mang lại lợi nhuận tối đa. Ngược lại, khi xác định sai đỉnh thị trường, cụ thể nếu xác định quá sớm, nhà đầu tư sẽ lỡ mất thời cơ lợi nhuận. Dù việc xác định đúng điểm thị trường rất quan trọng nhưng việc dò được đỉnh thị trường không đơn giản. Nhưng vẫn có một số kinh nghiệm phân tích cho thấy một vài dấu hiệu để xác định được điều này.
1. Đối với tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường chứng khoán thường đạt đỉnh khi lãi suất ở mức thấp và có thể có thêm các quyết định giảm lãi suất từ ngân hàng nhà nước. Song song đó, nền kinh tế lúc này đón nhận những số liệu tích cực, như tăng trưởng GDP ở mức cao, chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp, cán cân thương mại được cải thiện.
2. Thứ hai là các quan điểm, ý kiến từ chuyên gia cũng giúp xác định được điểm thị trường. Cùng với luồng thông tin đến từ các số liệu thống kê trên Internet, TV, thì còn có hàng loạt các phân tích ủng hộ đến từ giới chuyên gia, mà đa phần trong số đó là nhận định thị trường sẽ đi lên tiếp.
3. Cổ phiếu là điều mà nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất vì nó là yếu tố chính mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Một nhà đầu tư thông minh và chuyên nghiệp không chỉ quan sát cổ phiếu mình nắm mà còn cẩn trọng dõi theo những mã cổ phiếu khác. Tại đỉnh của thị trường, cổ phiếu thường diễn biến như sau:
– Cổ phiếu đầu cơ (Penny) chạy mạnh quanh vùng đỉnh, khối lượng rất lớn.
– Cổ phiếu tăng trưởng từ nền thứ 3 với mẫu hình lỏng lẻo
– Cổ phiếu dẫn đầu trong giai đoạn Đẩy giá chạy nước rút và tiến hành phân phối đỉnh
4. Thị trường chung
– Xuất hiện các phiên tăng mạnh (3-5%) – hay còn gọi là “chạy nước rút”
– Tiếp theo đó, xuất hiện các phiên Vol tăng mạnh, nhưng chỉ số đứng yên. Hiện tượng này sẽ diễn ra trong từ 1-5 phiên trước khi thị trường chính thức sụp đổ
Nhà đầu tư khi nhận thấy thị trường đạt đỉnh, điều cần làm là bán ra tất cả những cổ phiếu mình đang nắm giữ, đặc biệt ưu tiên những mã trong các tài khoản Margin.
Kết luận, việc xác định đỉnh thị trường không khó về mặt lý thuyết nhưng rất cần sự nhận định sâu sắc, tỉnh táo và kỷ luật – Điều chỉ có ở những nhà đầu tư thành công.
cayruong
Tẩu hỏa nhập ma :))
DAVIDCHIM
Bài học 77: 16 nhân tố cơ bản giúp nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu
Nhân tố 1: EPS 4 quý gần nhất có đạt ít nhất 2.500 đồng không? Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận quý gần đây có tăng không? Trong 6 hay 12 quý gần nhất, công ty có đạt mức tăng lợi nhuận trên 50%, 100%, thậm chí 200% hoặc hơn? Tổng thu nhập quý tới dự kiến có cao hơn tổng thu nhập hiện tại? Thu nhập các quý trước có tốt hơn so với kế hoạch?
Nhân tố 2: Thu nhập trong 3 năm gần nhất có tăng bình quân hơn 25% mỗi năm?
Nhân tố 3: Doanh số tăng trưởng mạnh trong 6 hay 12 quý gần nhất không?
Nhân tố 4: Lợi nhuận sau thuế những quý gần đây có đạt hoặc chạm đỉnh không? Xu thế cải thiện lợi nhuận diễn ra trong bao nhiêu quý? Đó đã phải là tỷ lệ tốt nhất trong ngành?
Nhân tố 5: Lợi nhuận biên hàng năng có đạt bằng hoặc lớn hơn 20% không?
Nhân tố 6: Tỷ suất ROE có đạt từ 20 đến 50% không? Nó có phải là tốt nhất trong lĩnh vực đó chưa?
Nhân tố 7: Tổng hợp các yếu tố doanh tố + lợi nhuận + ROE cho thấy công ty thuộc nhóm hàng đầu hay nhóm theo đuôi?
Nhân tố 8: Ban lãnh đạo công ty có sở hữu cổ phiếu không? Mức độ sở hữu có hợp lý?
Nhân tố 9: Cổ phiếu có phạm vi giá tốt không? Mức giá tối thiểu cần đạt là 20.000 VNĐ/cp. Giá là sự phản ánh cơ bản của chất lượng cổ phiếu, chất lượng không đi kèm với giá rẻ.
Nhân tố 10: Cổ phiếu có nằm trong những ngành đang phát triển? Nó có thuộc trong 5 nhóm ngành tốt nhất bây giờ không?
Nhân tố 11: Mức vốn hóa của công ty là lớn hay nhỏ? Xu hướng thị trường đang đặt trọng tâm vào Bluechips hay Penny?
Nhân tố 12: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp? Thời gian IPO? Lịch sử cho thấy điều gì? Phát triển ổn định hay vượt trội?
Nhân tố 13: Sản phẩm của công ty có khả năng tiết kiệm chi phí, thời gian hay ứng dụng công nghệ mới? Sản phẩm có được thị trường ưa chuộng, có thiết yếu, có chỗ đứng trên thị trường?
Nhân tố 14: Vấn đề phải thu, phải trả của công ty có đáng lo ngại? Nhà máy hiện sử dụng bao nhiêu % công suất? Kế hoạch mở rộng sản xuất của công ty thế nào?
Nhân tố 15: Có những nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc quỹ đầu tư uy tín nào tìm mua và sở hữu cổ phiếu không? Đây là sự kiểm tra gián tiếp và cơ bản về chính cổ phiếu này.
Nhân tố 16: Bạn đã hiểu thật sự và tin tưởng vào công việc kinh doanh của công ty? Bạn đã từng sử dụng hay biết đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp?
Sau khi mua vào, hãy xác định phạm vi giá mà bạn sẽ mua thêm nếu nó tiếp tục phát triển tốt, nên mua thêm khi cổ phiếu tăng từ 2,5-3,0% so với giá mua ban đầu. Giá tăng sau khi bạn mua vào cho thấy bạn đã ĐÚNG, hãy đặt cược thêm cho sự lựa chọn của mình.
Nếu cổ phiếu rớt -8% so với giá ban đầu bạn mua, bạn đã SAI ít nhất là về mặt thời điểm, hãy bán đi ở mức giá trị trường hiện tại và phòng tránh nguy cơ thiệt hại lớn hơn. Bạn cần nhìn thấy KLGD tăng ở mức 50% hoặc hơn trước khi cổ phiếu phá vỡ những mức giá cũ và lên một tầm cao mới.
Nắm giữ và cố gắng mua thêm những cổ phiếu hoạt động TỐT và bán đi những cổ phiếu KÉM hiệu quả. Kiểm tra đồ thị dài hạn hàng tháng để xem cố phiếu có hình thành các mô hình cơ bản dài hạn trong khoảng thời gian vài năm hay không? Hãy quan tâm nhiều hơn đến các đợt sóng lớn tránh bị giao động bởi những rung động hàng ngày.
DAVIDCHIM
Bài học 76: 15 BƯỚC ĐỂ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP
1. Ý nghĩa của doanh nghiệp: Sản phẩm của doanh nghiệp có tốt không Bản thân mình có thích sản phẩm của công ty không
2. Giá trị của doanh nghiệp: Sản phẩm của doanh nghiệp có giá trị bền vững theo thời gian và phát triển liên tục theo năm tháng. Sản phẩm có giá trị ngày càng gia tăng (hạn chế thay đổi mẫu mã sản phẩm liên tục – trừ lĩnh vực thời trang)
3. Đánh giá ban lãnh đạo công ty:
a. Nội bộ công ty: - Lãnh đạo: Đội ngũ lãnh đạo và người lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng Lãnh đạo có tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính của công ty - Nhân viên: Có hào hứng khi nói về công ty Họ có tự hào khi nói về lãnh đạo công ty - Cổ đông: Các cổ đông có muốn nắm giữ lâu dài cổ phiếu của công ty, họ có hài lòng về quá trình phát triển của công ty
b. Bên ngoài công ty: - Khách hàng: Khách hàng có thích sản phẩm và dịch vụ của công ty không Khách hàng có quay lại khi có nhu cầu về sản phẩm công ty Họ có chia sẻ sản phẩm với người thân không - Đối tác: Có nhiều đơn vị muốn làm đối tác với công ty Họ nói gì về chính sách và lợi ích khi hợp tác với công ty Họ có coi việc hợp tác với công ty là một cơ hội Họ có trung thành có thường xuyên đóng góp ý kiến để công ty phục vụ ngày càng tốt hơn không Có nhiều đối tác lâu năm, luôn cung cấp thông tin thị trường để công ty hoàn thiện sản phẩm và dich vụ không - Cộng đồng: Công ty có thân thiện với cộng đồng và môi trường không Công ty có được cộng đồng đón nhận Công ty có thường xuyên có hoạt động vì lợi ích cho cộng đồng Họ có thừa nhận giá trị sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp là không thể thiếu.
4. Công ty có thế mạnh sáng tạo (có nhiều phát minh và đầu tư thích đáng vào R&D)
5. Công ty có thế mạnh thương hiệu (Giá trị thương hiệu rất lớn như Cocacola)
6. Công ty có thế mạnh rào cản các đối thủ khó vượt qua và người dùng ngại thay đổi (phần mềm Microsoft)
7. Công ty có thế mạnh khống chế hay độc quyền chi phối lĩnh vực nào không, lợi thế về giá cả (truyền thông, điện lực, dầu khí, đá nhân tạo VCS…)
8. Chỉ số ROI: Return On Investment >10%
9. Tỷ lệ tăng trương doanh thu qua các năm >10% (với những doanh nghiệp có quy mô doanh thu lớn hơn 400 tỷ/năm mà không tiếp tục tăng trưởng sẽ không thể phát triển được hệ thống > đã bị dừng lại)
10. Tỷ lệ tăng trưởng giá trị sổ sách trên 1 cổ phiếu/Book value per share >10% BVPS cần tăng trưởng qua các năm. Nếu nó giảm mà không do chia cổ tức, chia tách cổ phiếu thì doanh nghiệp đang có vấn đề thâm hụt vốn
11. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu: EPS>10%
12. Tỷ lệ tăng trường dòng tiền tự do (ICF or DCF) >10% R= {(Dòng tiền và tương đương tiền cuối năm hiện tại/ năm n)^1/n} – 1 >10%
13. Tỷ suất lợi nhuận biên trên doanh thu: Biên gộp>15% Biên ròng >5%
14. Quy tắc và chiến lược quan trọng - An toàn vốn: Nợ dài hạn/Tổng lợi nhuận <=3; Nợ ngắn hạn ~ tài sản ngắn hạn - Quy tắc 10-10: Không sở hữu doanh nghiệp trong 10 phút nếu không muốn sở hữu doanh nghiệp trong 10 năm.
15. Định giá giá trị thật của DOA
DAVIDCHIM
Bài học 75: Đầu tư là gì ? như thế nào ?
Đầu tư là 1 công việc đòi hỏi thời gian nghiên cứu tỉ mỉ với lượng kiến thức và thông tin chuyên sâu, và tập trung vào góc độ doanh nghiệp chứ không phải là những biến động từ thị trường. Để bạn dễ hình dung, hãy xem ví dụ sau:
Giả sử bạn là 1 người thành đạt, bạn là đang là chủ của 1 doanh nghiệp có tiếng trong ngành và số tiền nhàn rỗi của bạn đang có khoảng 10 tỷ VNĐ.
Một ngày nọ, tôi đến gặp bạn (tôi và bạn là 2 người hoàn toàn xa lạ, chưa bao giờ gặp nhau trước đấy) và đề nghị bạn góp 10 tỷ đó để cùng tôi thành lập 1 công ty kinh doanh dịch vụ du lịch Sao Hỏa!
Bạn sẽ đồng ý cùng tôi góp vốn kinh doanh chứ!?
Chắc chắn là KHÔNG!
Ở góc độ là chủ doanh nghiệp, bạn hiểu rõ tất cả các vấn đề cần phải giải quyết với tình hình tài chính của 1 công ty, triển vọng của 1 công ty, và trên hết bạn cần hiểu rõ Ban lãnh đạo của công ty trước khi quyết định có đầu tư hay không.
Thế nhưng, mọi người khi tham gia vào thị trường cổ phiếu lại bỏ quên điều này, trong khi bản chất mua cổ phiếu chính là góp vốn đầu tư kinh doanh vào doanh nghiệp.
Mọi người sẵn sàng mua 1 cổ phiếu mà không cần tìm hiểu và gặp gỡ Ban lãnh đạo của doanh nghiệp. Thay vào đó, chỉ cần đọc sơ qua 1 vài thông tin từ người môi giới (hoặc bạn bè), thậm chí cũng không cần đọc cả Báo cáo tài chính của doanh nghiệp!?
Tin tôi đi, cách làm sai lầm này chắc chắn sẽ đốt cháy hết số tiền mà bạn bỏ vào cổ phiếu…
Quy trình lựa chọn đầu tư càng khắt khe càng tốt
1. Phải tham dự Đại hội cổ đông thường niên
2. Gặp gỡ và trao đổi với Ban điều hành về chiến lược của doanh nghiệp trong dài hạn.
3. Đánh giá triển vọng của doanh nghiệp trong tối thiểu 5 năm, đặt trong 1 bối cảnh phát triển của toàn ngành
4. Xác định giá trị của doanh nghiệp.
DAVIDCHIM
Bài học 74: GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG, ĐẦU TƯ DÀI HẠN
Phần lớn nhà đầu tư trẻ, non kinh nghiệm hiện tại đều mắc phải sai lầm khi bảo thủ với các loại kiến thức chung như ‘nhà đầu tư không thể tối đa hóa được lợi nhuận sau khi giá cổ phiếu tăng đến một cấp số nhân nhất định, ví dụ như tăng gấp 3 lần’. Tóm lại, nhà đầu tư nên học hỏi, nghiên cứu thêm các loại kiến thức ngoài dựa trên những kiến thức mình đã có, bởi họ không thể sinh lời từ cổ phiếu nếu không thực sự hiểu rõ tiềm năng của công cụ đầu tư hiện đang có.
Lời khuyên từ Peter Lynch – thương nhân và nhà đầu tư chứng khoán nổi tiếng tại Mỹ:
Chỉ mua những loại cổ phiếu bạn hiểu rõ: Với Lynch – công cụ nghiên cứu tốt nhất chính là đôi mắt; đôi tai và giác quan. Suy nghĩ của thương nhân này rất mở, ông có thể suy nghĩ và lên ý tưởng đầu tư ngay khi vợ mua chiếc váy mới, hay đi chợ cùng gia đình. Bởi với ông, con người có khả năng đánh giá và phân tích hoàn cảnh ngay sau lần đầu tiếp xúc
Nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định. Lynch luôn nghiên cứu và quan sát 3 mục tiêu sau trước khi quyết định đầu tư vào hạng mục bất kỳ: Hoạt động kinh doanh – thể hiện qua % doanh số bán hàng; tỷ số PEG – tính toán giá trị tiềm năng của một cổ phiếu, được đánh giá trong tương quan của ngành và cả nền kinh tế và cuối cùng, quan tâm đến các doanh nghiệp có khả năng thanh khoản tốt và tỷ số nợ trên vốn cổ phần từ thấp đến trung bình.
Đầu tư dài hạn: Điều này khá hiển nhiên với mọi nhà đầu tư, khi Lynch chỉ thực sự chú tâm đến các cổ phiếu có dự báo từ 10 – 20 năm. Bởi với ông, lựa chọn các cổ phiếu có dự báo từ 2-3 năm giống như tung đồng xu may mắn; ông thực sự am hiểu về các loại cổ phiếu hiện đang nắm giữ, và ông đã thành công trong việc chứng minh thuật ngữ mô tả cổ phiếu có giá trị tăng lên 10 lần (1000%) thay vì 3 lần như các định nghĩa chung mà nhà đầu tư khác đang sử dụng làm quy chuẩn.
COI TRỌNG TỶ LỆ P/E VÀ TRÁNH XA CỔ PHIẾU RẺ
Nhà đầu tư thường quá coi trọng hệ số giá trên thu nhập cổ phần (P/E). Chỉ nên dùng chỉ số này để quyết định mua hoặc bán sẽ là liều lĩnh và thiếu khôn ngoan bởi đây chỉ là một công cụ. Tỷ lệ P/E phải được hiểu trong một bối cảnh cụ thể, và nên được sử dụng kết hợp với các kết quả phân tích khác. Vì vậy, một tỷ lệ P/E thấp không hẳn có nghĩa là chứng khoán bị định giá thấp, và tương tự một tỷ lệ P/E cao cũng không có nghĩa là công ty đó đang được định giá cao.
Ngoài ra, bạn cũng cần cẩn trọng với các cổ phiếu có chi phí rẻ, bởi dù lỗ ít nhưng đây vẫn là tiền. Trong thực tế, một cổ phiếu giá rẻ còn rủi ro hơn so với cổ phiếu giá cao hơn vốn chịu sự quản lý nghiêm ngặt hơn.
RỚT GIÁ
Lòng kiêu hãnh cần phải được gạt bỏ khi đi đến quyết định có giữ lại hết số lượng cổ phiếu mình đang nắm giữ hay không. Chắc chắn rằng, bất cứ nhà đầu tư nào cũng sẽ cảm thấy ‘xấu hổ’ với bản thân; bởi những quyết định đã mua một số lượng cổ phiếu sai lầm trước đó; tuy nhiên, đây là thời điểm bạn cần phải thực tế, nghiên cứu kỹ và đưa ra quyết định, hành động chính xác. Bởi, chỉ cần tính toán sai, hoặc đơn thuần có cái tôi quá cao sẽ khiến bạn nắm giữ một số lượng cổ phiếu lớn vô giá trị.
TRÁNH THEO TÁC ĐỘNG BÊN NGOÀI
Bạn bè, người thân và nhà môi giới luôn là những đối tượng bạn sẽ tìm đến đầu tiên ngay khi bước vào lĩnh vực mới hoàn toàn so với cuộc sống trước đó. Tuy nhiên, tốt nhất các nhà đầu tư trẻ nên tự nghiên cứu phân tích các hoạt động kinh doanh và định nghĩa cơ bản trước khi nhờ đến trợ giúp ở ngoài. Tin tưởng vào thông tin từ ai đó không những là cách làm thiếu tính phương pháp mà còn đặt bạn vào một trò chơi may rủi. Hơn nữa, thất bại còn làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác lâu dài của bạn.
BỎ QUA CÁC BIẾN ĐỘNG NHỎ CỦA THỊ TRƯỜNG
Ngày nay, có rất nhiều người tự gọi mình là nhà đầu tư, nhưng chỉ cần một biến động nhỏ trên thị trường có thể khiến người ta thay đổi quyết định đầu tư; bởi tâm lý sợ hãi, tiếc tiền và chỉ nhìn vào cái lợi trước mắt. Hãy nhớ rằng, các nhà đầu tư dài hạn, ‘ăn chắc mặc bền’ sẽ có những lúc rất ‘mạo hiểm’ bởi có niềm tin vững chắc vào biến động thị trường dài hạn và lập trường khi lựa chọn cổ phiếu, dự trên việc trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho bản thân.
GẮN BÓ VỚI MỘT CHIẾN LƯỢC
Mỗi người có một phương pháp khác nhau lựa chọn cổ phiếu và hiện thực mục tiêu đầu tư. Thành công có rất nhiều cách và không thể so sánh các chiến lược với nhau. Tuy nhiên, hãy xác định một hướng đi và tránh việc quá ‘tham’ sử dụng tất cả các chiến lược. Liên tục thay đổi sẽ chỉ khiến nhà đầu tư chạy theo thị trường; hoạt động của Warren Buffett là ví dụ thành công trong thời kỳ bùng nổ Internet. Khi mới bắt đầu, ông đã gặp rất nhiều sự chỉ trích từ giới truyền thông. Nhưng đã giúp ông không bị ‘hút’ vào những start-up công nghệ không tạo ra doanh thu
DAVIDCHIM
Bài học 73: Warrent Buffett – ‘Truyền thuyết’ có thật
Nhà đầu tư giá trị – Value Investors sẽ luôn tìm kiếm các loại chứng khoán có giá trị thấp hơn nhiều so với giá trị thực; bởi vậy phân tích giá trị nội tại của loại chứng khoán này không hề dễ dàng. Điều này đòi hỏi cái đầu lạnh và sự tinh tế, nhạy cảm bởi thế giới không hề có tiêu chuẩn cho loại hình đánh giá này. Giống như việc đi chợ mặc cả gắt gao, các nhà đầu tư giá trị cũng cố gắng tìm kiếm những “món hàng” rẻ, nhưng lại bị phần lớn những người mua hàng bỏ lỡ.
Buffett không lựa chọn dựa theo việc ‘hy vọng’ rằng các loại cổ phiếu ông mua sẽ được tăng lên trở lại đúng với giá trị thực. Ông không hề quan tâm đến quan hệ cung cầu phức tạp trên thị trường chứng khoán; mà chọn mua các loại cổ phiếu dựa trên tiềm lực phát triển của công ty. Với ông, việc này giống như trò chơi; ngoài mong muốn tăng vốn đầu tư của mình, ông còn quan tâm đến việc sở hữu các công ty có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt. Buffett hoàn toàn dựa vào tiềm lực của cá thể công ty và bỏ qua sự nhìn nhận của thị trường vào doanh nghiệp đó.1. Hoạt động kinh doanh của công ty
Liệu, công ty này có hướng tới làm ăn lâu dài? Đây luôn là câu hỏi đầu tiên của Buffett. ROE(**) là chỉ số đầu tiên ông quan tâm; và ông đã dùng để so sánh tỷ số này với các doanh nghiệp khác trong ngành để có được thông tin tốt nhất. Ngoài ra, ông xem xét đến lịch sử làm việc hiệu quả. Ngoài ra, ông xem xét chỉ số này kĩ lưỡng theo cả thời gian; bởi phải khoảng 10 năm mới có thể thấy rõ được quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Tỷ lệ vay nợ của công ty
Đây là điều Buffett quan sát kĩ lưỡng. Ông sẽ để ý nhiều đến các công ty có DER thấp. Bởi, vốn của cổ đông sẽ tăng doanh thu chứ không phải là các khoản đi vay. Nếu tỷ lệ này ở mức cao, có nghĩa là công ty đang sử dụng tiền từ đi vay hơn là sử dụng vốn từ cổ đông để duy trì hoạt động. Vay nợ ở mức tương đối cao so với vốn cổ phần có thể dẫn tới sự mất ổn định trong thu nhập và dẫn tới chi phí vay vốn (tiền lãi) cao.
3. Biên lợi nhuận(*)
Khả năng sinh lời còn phụ thuộc vào cả tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận; và Buffett đã lấy chính xác con số này ít nhất trong 5 năm hoạt động. Biên lợi nhuận cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh đang khá ổn; ngoài ra, điều này còn cho thấy hoạt động quản lý của công ty đang rất hiệu quả; đặc biệt trong phần quản lý chi phí.
4. Thời gian cổ phần hóa
Với Buffett, ít nhất tầm 10 năm. Bản thân ông cũng tự thừa nhận, ông không hiểu mấy về cách hoạt động của các công ty công nghệ hiện tại. Tuy nhiên, tiêu chuẩn của ông vẫn luôn hợp lý: Đầu tư giá trị có nghĩa là tìm kiếm các công ty được thử thách qua thời gian dài; bởi giá cả vẫn chưa thể thể hiện đúng giá trị thực của nó. Ngoài ra, ông còn rất chú trọng vào các thành tựu đã đạt được trong quá khứ; bởi đây là các dẫn chứng để dự đoán khả năng sinh lời của cổ đông.
5. Dạng sản phẩm công ty này đang bán là gì?
Buffett thường chọn các loại sản phẩm ‘độc’, không bị hòa tan và không có nét riêng biệt so với đối thủ. Ông cũng không chọn các công ty chỉ có một sản phẩm như xăng dầu. Các đặc điểm khó có khả năng bắt chước được Buffett gọi là chiếc áo giáp tự vệ của các công ty, hay nói cách khác đó chính là lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh càng mạnh thì công ty càng có khả năng thắng thế trên thị trường.
6. Cổ phiếu đó có đang ở mức giá thấp hơn giá trị thực đến 25% hay không?
Tìm kiếm một công ty thỏa mãn năm tiêu chí trên là một chuyện, nhưng xác định xem liệu nó có bị đánh giá thấp hơn giá trị thực sự không thì lại là một chuyện khác. Đây mới chính là công việc khó khăn phức tạp nhất đối với các nhà đầu tư giá trị, và cũng là kĩ năng quan trọng nhất của Warren Buffett.
Để xác định được điều 6, nhà đầu tư cần tính giá trị nội tại bằng cách phân tích dữ liệu cơ bản; trong đó có: Lãi ròng, tổng doanh thu và tài sản. Nếu như công ty có giá trị nội tại lớn hơn giá thanh lý thì sẽ có giá bao nhiêu nếu ngay trong hôm nay phá sản và rao bán? Giá trị thanh lý không bao gồm: Giá trị thương hiệu – không có mặt trong báo cáo tài chính nhưng cực quan trọng. Buffett thường so sánh giá trị vốn hóa với giá trị nội tại. Nếu giá trị nội tại của một doanh nghiệp cao hơn ít nhất 1.25 lần giá trị vốn hoá thị trường của nó, Buffett sẽ ghi tên công ty vào danh sách đầu tư của mình.
Ghi chú
(*) Biên lợi nhuận là tỷ lệ được tính toán bằng tổng thu nhập. lãi ròng chia cho doanh thu. Chỉ số này cho biết doanh thu về tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Đây là chỉ số hữu ích khi tiến hành so sánh các công ty cùng ngành. Công ty nào có biên lợi nhuận cao hơn chứng tỏ lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với các đối thủ.
(**) ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, phản ánh năng lực sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp để sinh lợi như thế nào.
DAVIDCHIM
Bài học 72: Bẫy tâm lý mọi nhà đầu tư cần tránh
Đầu tư chứng khoán thường bị coi là nặng về toán học, nhưng thật ra con người cũng nhiều không kém vấn đề như với những con số.
Để ứng phó với những vấn đề này, môn “nghiên cứu tài chính hành vi” đã xuất hiện để phân tích xem liệu bao nhiêu nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng khi con số thay đổi, hay con số tạo nên thị trường. Những khám phá của họ đã đưa ra được nhiều kết quả sáng giá. Quan sát chung về tài chính hành vi đã chứng minh rằng: mặc dù thực hiện đầu tư với những ý định thông minh nhất, các nhà đầu tư thường lại là kẻ thù lớn nhất của chính họ, bởi những quyết định nhất thời ảnh hưởng tới danh mục lâu dài.
LÀM QUEN VỚI TÀI CHÍNH HÀNH VI
Nếu thị trường thật sự hiệu quả vậy tại sao vẫn có các vụ “bong bóng”? Tại sao các chiến lược đầu tư về cơ khí lại đột nhiên thất bại? Tại sao các chiến lược như trung hòa giá trị lại hiệu quả? Có một số những câu hỏi làm những người trong lĩnh vực tài chính hành vi – hành vi tài chính. Họ đã đưa ra nhiều lời giải thích, có thể rút lại như sau:
Về cơ bản, hành vi tài chính dựa trên các hành vi tâm lý để giải thích những biến động bất thường của thị trường chứng khoán. Đây là các hành vi được giả định rằng cấu trúc thông tin và đặc tính của những người tham gia vào thị trường đều bị ảnh hưởng một cách có hệ thống bởi các quyết định đầu tư cá nhân cũng như các tác động từ thị trường.
Ví dụ: Một người lựa chọn giữa việc chắc chắn nhận được $50 và tung đồng xu – nếu thắng sẽ có thêm $100; nếu không sẽ mất hết. Giải pháp an toàn là người này bỏ túi $50, hoặc là thử vận may với trò chơi sấp ngửa; xác suất là 50:50. Thông thường thì con người sẽ tung đồng xu để kiếm thêm được 50$ mặc dù việc này có thể khiến anh ta mất luôn cả 50$ mà lẽ ra anh ta lẽ ra đã có được một cách chắc chắn.
Hành vi trên miêu tả đúng tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Bởi khi đầu tư vào tập đoàn Nortel Networks, vào năm 2000 giá cổ phiếu đang là $100, và bị hạ thẳng đứng xuống chưa đầy $2. Cho dù giá có giảm thế nào thì các nhà đầu tư vẫn tin rằng giá sẽ sớm hồi phục, do đó họ vẫn tiếp tục nắm giữ cổ phiếu này.
Tài chính hành vi cũng khám phá ra rằng các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư với giá trị lớn mà chỉ dựa trên lượng thông tin ít ỏi từ một nguồn duy nhất. Thêm vào đó, niềm tin của họ thật khó mà lay chuyển nổi. Vào cuối những năm 90, một niềm tin đeo đuổi các nhà đầu tư đó là bất cứ sự sụt giá đột ngột nào trên thị trường cũng là một thời điểm tốt để mua vào. Các nhà đầu tư thường quá tự tin vào phán quyết của mình và tin vào những lời đồn thổi hơn là sự thật hiển hiện trước mắt mình.
CHỈ SỐ ĐẦU TƯ
Thị trường trở nên bất ổn khi các nhà đầu tư đổ tiền vào dựa vào một ít số liệu từ tài chính và dự đoán của các nhà phân tích mà không biết gì về công ty mà các số liệu này đại diện. Điều này được gọi là “thả neo – anchoring”, nó ám chỉ sự tập trung vào một chi tiết mà loại bỏ tất cả các yếu tố quan trọng khác. Tưởng tượng rằng bạn đặt cược một trận đấu quyền anh và chọn một đấu thủ chỉ vì người đó đã tung nhiều cú đấm nhất trong 5 trận đấu cuối cùng của anh ta. Biết đâu bạn đoán trúng chỉ vì chọn được anh chàng võ sĩ đánh hàng này, nhưng ngay cả người đấu sĩ với ít cú đấm nhất lại có thể thắng chỉ với cú knockouts ở ngay vòng đầu. Rõ ràng rằng bất kỳ số liệu thống kê nào cũng có thể trở thành vô nghĩa khi không xét đến hoàn cảnh của nó.
Nếu bạn tin rằng tất cả nằm trong những con số, bạn sẽ nhanh chóng phản ứng với bất kỳ sự thay đổi nào của chúng để bảo vệ phần lợi nhuận của mình. Những nhà đầu tư chỉ dựa trên những con số rất dễ bán tháo. Họ có xu hướng đề phòng việc mua với những lệnh cắt lỗ (stop – loss orders) mà các nhà đầu tư khác thường sử dụng để thu lợi nhuận từ việc bán khống. Chiến lược này được gọi là tập trung tại các điểm dừng, có thể làm tăng biến động của thị trường trong thời gian ngắn và mang đến cho các nhà đầu tư lợi nhuận từ việc bán khống. Những thứ không thay đổi được trong ngắn hạn chính là công ty phát hành chứng khoán đó. Biến động ngắn hạn trong thị trường chứng khoán không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một công ty . Ví như Nike chắc chắn không ngừng sản xuất giày ngay cả khi cổ phiếu của nó bị tụt giá.
TIN RẰNG QUÁ KHỨ TƯƠNG ĐỒNG VỚI TƯƠNG LAI
Khi các nhà đầu tư bắt đầu tin tưởng rằng quá khứ luôn tương đồng với tương lai, họ sẽ hành động như thể thị trường không hề có sự ngạc nhiên nào. Rất tiếc, thực tế là sự không kiên định của thị trường lại không bao giờ biến mất.
Thị trường sẽ luôn tồn tại những biến động tăng giảm, cổ phiếu quá nóng, bong bóng lớn, nhỏ, những thiệt hại lớn của ngành công nghiệp, hành động bán tống bán tháo ở châu Á và các sự kiện không mong đợi khác, vì vậy lấy quá khứ làm dẫn chứng là hành động quá cả tin. Khi có đủ các nhà đầu tư tự tin thái quá, tình trạng sẽ y như sự kiện nổi tiếng của Greenspan – các nhà đầu tư tự tin quá đáng khiến thị trường bị đẩy lên đến điểm mà sự điều chỉnh là không thể tránh khỏi. Các nhà đầu tư chịu thiệt hại nặng nhất là những người có tất cả trước sự đổi chiều của thị trường, là người luôn tâm niệm rằng đợt tăng giá sẽ còn kéo dài mãi mãi. Cứ tin rằng một con bò sẽ không không bao giờ bật bạn thì chắc chắn rằng lúc nào đó chính bạn sẽ bị húc.
KHUYNH HƯỚNG TỰ PHỤ
Giống như khuynh hướng quá tự tin nêu trên là là khuynh hướng tự phụ. Chính là khi các nhà đầu tư nhanh chóng cho rằng, danh mục đầu tư của họ kiếm lãi là hoàn toàn công lao của họ, ngược lại khi nó lỗ thì họ ngay lập tức đổ tội cho các yếu tố bên ngoài. Giống như một vận động viên đổ lỗi cho trọng tài về sự thua cuộc của mình, khuynh hướng tự phụ làm các nhà đầu tư trốn tránh trách nhiệm. Mặc dù bạn có thể cảm thấy tốt hơn về tâm lý khi theo khuynh hướng này, nhưng thật ra bạn đang lừa dối chính mình, làm mất đi một cơ hội quý báu để nâng cao sự hiểu biết trong đầu tư. Nếu bạn không bao giờ đi sai nước cờ nào trên thị trường, bạn sẽ không có lý do gì để nâng cao các kỹ năng đầu tư và lợi nhuận của bạn sẽ phản ánh điều đó.
TỰ HUYỄN HOẶC VỀ TÍNH CHẮC CHẮN
Cụm từ này là một điều quan sát được từ nhận thức về rủi ro của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ có khuynh hướng hạn chế nguy cơ rủi ro của mình trong trường hợp họ nghĩ danh mục đầu tư của họ sẽ thay đổi theo hướng tích cực – để bảo toàn danh mục – nhưng họ lại lao vào càng nhiều rủi ro nếu danh mục đầu tư của họ chuyển biến xấu. Về cơ bản, các nhà đầu tư thường tránh rủi ro khi các danh mục đầu tư của họ vẫn đang hoạt động tốt và có vẻ còn tiếp tục sinh lời, ngược lại họ theo đuổi rủi ro khi các danh mục đầu tư đang dao động và đáng nhẽ ra không được tiếp nhận rủi ro thêm, dẫn đến tổn thất tiềm tàng. Điều này phần lớn là do tâm lý ‘gỡ gạc’. Các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng mạo hiểm hơn để đòi lại vốn, chứ không phải để tạo thêm vốn. Một người đua xe chuyên nghiệp có thể tồn tại bao lâu nếu anh ta chỉ phanh khi đang dẫn đầu?
KẾT LUẬN
Trên đây chỉ là vài ví dụ nhỏ trong toàn bộ danh sách bao gồm các phản ứng thái quá (overreaction), phản ứng không đủ (under-reaction), khuynh hướng sai lệch (conformation bias), điểm sai lầm của con bạc (gambler’s fallacy), ảo giác nhóm (gambler’s fallacy), sai lầm về sự khả quan của kết quả (positive outcome bias), và rất nhiều nữa… Mặc dù các học giả nghiên cứu các hiện tượng này vì lợi ích riêng của họ, các nhà đầu tư cũng nên chú ý đến tài chính hành vi – behavioral finance.