10 dấu hiệu nhận biết bạn là "kẻ thất lạc" của Hội những người hướng ngoại nội tâm
Bạn đã bao giờ băn khoăn đến việc mình là người hướng nội hay hướng ngoại? Bạn không hề cảm thấy e ngại khi đứng trước đám đông nhưng lại cần nhiều thời gian cho việc hưởng thụ ngày nghỉ một mình? Hóa ra sự sợ hãi ấy chẳng hề tác động đến nguồn năng lượng tích cực mà bạn tìm đến? Dưới đây là 10 dấu hiệu cho thấy bạn có thể là thành viên “thất lạc” của Hội những người hướng ngoại nội tâm.
Trong phần lớn hầu hết cuộc đời, Georgie – một cô gái trẻ luôn cho rằng mình sinh ra là một cá thể hướng ngoại với các tính cách đặc trưng như có thiên hướng xã hội, cởi mở, nhiệt tình và cực kỳ thoải mái khi ở giữa đám đông. Cô yêu thích các hoạt động xã hội và chẳng bao giờ ngần ngại đưa ra ý kiến của mình khi đứng trước tập thể. Những lúc trò chuyện với đám bạn thân, Georgie thường thu hút sự chú ý của người đối diện bằng quan điểm vững vàng hay một số câu chuyện hài hước.
Georgie - cô gái trẻ từng lầm tưởng bản thân mình là một người hướng ngoại. Nguồn: init4thelongrun.com
Nhưng dần dần cô lại cảm thấy mâu thuẫn với chính con người bên trong của mình. Chẳng hạn khi bước vào một căn phòng lạ, Georgie thường có cảm giác choáng ngợp và chọn cho mình một góc nhỏ để tránh né sự quan sát mọi người. Lúc này bản thân cô cảm thấy vô cùng mệt mỏi và chán nản như thể mình chưa bao giờ là một người có thiên hướng cởi mở.
Xã hội hiện đại đang được chia thành nhiều dạng người, không chỉ có mỗi hướng nội hay hướng ngoại. Nguồn: Pinterest.com
Tôi không cảm thấy thích thú với những sự kiện mang tính kết nối
Với những sự kiện mang tính kết nối (networking event) ở trường đại học, cô luôn trong tình trạng cảm thấy lạc lõng. Tất cả những gì đọng lại chỉ còn là sự quay cuồng của trí não với cảm giác run rẩy, toát mồ hôi và hoàn toàn tuyệt vọng khi tìm kiếm một ai đó quen thuộc giữa biển người xa lạ. Chẳng khác nào việc bị cho vào bể cá mập, Georgie buộc phải lựa chọn giữa việc bị bỏ đói hoặc trở thành thức ăn cho loài cá khát máu.
Những người hướng ngoại nội tâm thường có thiên hướng sống thoải mái trong một cộng đồng nhỏ. Nguồn: init4thelongrun.com
Tôi không thể tìm ra lý do
Càng trải nghiệm nhiều, cô càng suy ngẫm về những thứ đã ảnh hưởng đến bản thân trong quá trình trưởng thành. Thuở bé, thay vì tham dự các bữa tiệc tùng, Georgie chỉ nằm dài ở nhà và chọn đọc vài quyển sách yêu thích hoặc vẽ ngọ nguậy ở vài trang phát thảo. Thậm chí cô cũng chẳng có cuộc trò chuyện thú vị nào mà tất cả chỉ bắt nguồn từ chính cảm nhận của riêng Georgie.
Những điều tồi tệ càng lớn dần khi cô chính thức bước vào môi trường đại học. Cô luôn kinh ngạc và không hiểu lí do vì sao mọi người lại dành quá nhiều thời gian cho bạn bè hoặc người yêu. Kinh khủng nhất là khi đặt chân vào những ngôi nhà rộng rãi, nơi mà Georgie sẽ tham dự các buổi tiệc kết nối nhưng tệ hại thay, trong tiềm thức của cô lúc bấy giờ chỉ còn là những dòng nghi vấn: Tôi đang ở đâu? Tôi làm gì ở trường đại học? Liệu rằng tôi có nên bước ra ngoài và chạy trốn khỏi cảm giác ồn ào ngay lúc này?
Sau tất cả, tôi là gì?
Cuối cùng sau nhiều trải nghiệm, điều Georgie chú trọng nhất vẫn là suy nghĩ: liệu rằng tôi có phải là người hướng ngoại? Nghe có vẻ ngốc ngếch nhưng cô thường ví mình như chú sư tử với bản tính kiêu hãnh, thích chỉ huy nhưng lại bị thu hút bởi những điều cảm tính. Rồi một ngày Georgie bất chợt đọc bài báo có nội dung hay ho với những điều như “phá vỡ tâm trí”, rằng chính cô là một người sinh ra với tính cách hướng ngoại nội tâm.
Nhóm bạn thân vài người sẽ mang lại cảm giác thoải mái hơn cho người hướng ngoại nội tâm. Nguồn: Medium.com
Nguồn: init4thelongrun.com
Vậy sự khác biệt chủ yếu giữa hướng nội và hướng ngoại là gì?
Hướng ngoại là cụm từ để chỉ những người có xu hướng thiên về xã hội và cảm thấy như được tiếp thêm năng lượng khi ở giữa đám đông. Ngược lại những cá nhân hướng nội chỉ thích thu mình trong chiếc vỏ và luôn trong trạng thái mệt mỏi khi tiếp xúc với quá nhiều người. Tuy nhiên không phải tất cả ai hướng nội cũng đều cảm thấy tự ti mặc cảm cũng như không phải ai hướng ngoại cũng đều cởi mở, hòa đồng. Dưới đây là 10 dấu hiệu giúp bạn nhận ra mình là một người hướng ngoại nội tâm:
Sự khác biệt giữa hướng nội và hướng ngoại chỉ mang tính tương đối. Nguồn: Medium.com
Nguồn: Dreamstime.com
1. Bạn có một tâm hồn già cõi:
Chắc chắn rằng ở bất kì một thời điểm nào đó trong đời, bạn luôn cảm giác mình là người phụ nữ 45 tuổi với ngoại hình chỉ khoảng đôi mươi. Bạn luôn trong tâm thế sợ sệt những người đồng nghiệp luôn giỏi giang và có một cuộc sống hạnh phúc – một dạng thức của hiệu ứng FOMO (Fear Of Missing Out). Sau tất cả, bạn luôn tự mình thưởng thức một vở hài kịch hay làm cho ngày cuối tuần trở nên thú vị theo một cách riêng.
2. Luôn rời khỏi bữa tiệc trước khi nó thật sự kết thúc:
Trở thành một người hướng ngoại nội tâm không có nghĩa là tất cả những bữa tiệc đều quá kinh khủng, nhất là khi ở chung với đám bạn thân. Tuy nhiên 9 trên 10 lần, hoặc 99 trên 100 lần bạn đều không phải là người cuối cùng rời khỏi bữa tiệc. Bạn có thể tạo ra những câu chuyện cười và tán gẫu với mọi người nhưng sau đó, bạn chỉ tạm biệt vài người trong nhóm rồi lặng lẽ ra về.
Người hướng ngoại nội tâm có thiên hướng lui về số ít hơn là số đông. Nguồn: Introvertdear.com
3. Bạn thật sự thích đám đông?
Một quan niệm khá sai lầm hiện nay là chúng ta đều nghĩ rằng tất cả người hướng nội đều ghét tiếp xúc với mọi người. Thực tế là họ yêu một không gian vừa phải, đủ để trò chuyện thân mật với tất cả thành viên. Đừng “ném” họ vào một đám đông quá lớn bởi suy cho cùng điều đó chỉ tạo ra cảm giác chán nản và mệt mỏi mà thôi.
4. Cần phải nạp năng lượng trước những cuộc gặp gỡ
Là một người hướng ngoại nội tâm không có nghĩa bạn không thể làm chủ được đám đông. Chẳng hạn mỗi lần bước xuống xe buýt và đi bộ ở New York, Georgie đều cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Tuy nhiên nếu ở lại thành phố này ít nhất vài tuần, cô ấy hoàn toàn có thể tập quen với một số lượng lớn người dân. Chìa khóa ở đây là chúng ta phải hiểu được bản thân và giới hạn của chính mình.
5. Khi mọi người xung quanh không thừa nhận bạn là một người hướng nội
Đôi khi việc hướng nội hay hướng ngoại còn phải dựa trên sự đánh giá của mọi người xung quanh. Chẳng hạn trong các cuộc nói chuyện, bạn cực kỳ duyên dáng và trở nên hòa đồng đến nỗi họ không hề đồng tình khi bạn tự nhận mình là một cá thể hướng nội.
Nguồn: init4thelongrun.com
6. Bạn ghét trò chuyện qua điện thoại
Cho dù vì bất cứ lí do gì, Georgie đều cảm thấy chán ghét những cuộc trò chuyện qua điện thoại. Thậm chí với những người bạn thân thiết, cô luôn tìm cách tránh né với lý do duy nhất rằng mọi người hoàn toàn có được một cuộc trò chuyện phong phú và chất lượng hơn là việc chỉ lắng nghe nhau và không biết phải kết thúc thế nào.
7. Chán nản với những kiểu trò chuyện nửa vời
Trở thành một người hướng ngoại nội tâm nghĩa là bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi dành thời gian cho những cuộc trò chuyện ngắn ngủi với người lạ. Bạn gặp rắc rối trong việc hiểu được vấn đề cũng như ý nghĩa chủ đề mà họ truyền tải. Tuy nhiên những thảo luận chuyên sâu với các ý tưởng lớn sẽ trở thành chất xúc tác tuyệt vời để bạn nạp lại năng lượng sống cho bản thân.
Với người hướng ngoại nội tâm, những cuộc gặp mặt trực tiếp có ý nghĩa hơn rất nhiều việc trò chuyện qua điện thoại. Nguồn: Introvert Zone
8. Bạn thích có vài người bạn thân
Trong khi những người theo chủ nghĩa cởi mở yêu thích việc ngoại giao và chơi trong một tập thể rộng lớn thì bạn chỉ thiên về cảm giác gần gũi, thân mật từ một vài đứa bạn thân trong lớp. Nhóm bạn nghe có vẻ tốt hơn về mặt lý thuyết, trong khi bạn hoàn toàn tự tin khi giao tiếp với một nhóm bạn vừa đủ thân và hỗ trợ nhau tất tần tật các vấn đề trong cuộc sống.
9. Bạn thích trở thành trung tâm của sự chú ý… nhưng chỉ trong một nhóm nhỏ
Đừng nghĩ rằng những người hướng ngoại nội tâm sẽ ghét việc trở thành trung tâm của sự chú ý. Thật ra họ chỉ ghét những điều khiến họ sợ hãi, còn với hội bạn thân thì việc trở thành tâm điểm chú ý sẽ trở nên có ý nghĩa hơn rất nhiều.
Nguồn: init4thelongrun.com
Người hướng ngoại nội tâm thường chỉ quan trọng những ai cần thiết cho đời sống của mình. Nguồn: init4thelongrun.com
10. Ghét bị hủy hẹn
Một người hướng ngoại nội tâm cực kỳ ghét những lúc bị hủy hẹn. Với một cá thể hướng ngoại bình thường, họ chỉ xem việc hủy hẹn như một trở ngại nhỏ trong khi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả cảm xúc và tâm trạng của bạn trong suốt ngày hôm đó.
Những người hướng ngoại nội tâm thường bị yếu tối ngoại cảnh chi phối đến tâm trạng trong một thời gian dài. Nguồn: Women's Health
Bạn là người hướng nội, hướng ngoại hay là thành viên mới của Hội hướng ngoại nội tâm? Hãy cùng chia sẻ những suy nghĩ của bản thân trong phần bình luận dưới đây nhé!
Nguồn:
tâm lý học
,hướng nội
,hướng ngoại
,hướng ngoại nội tâm
,tâm lý con người
,tâm lý học
Cảm ơn bài viết có những chia sẻ rất bổ ích của bạn. Mình phát hiện một điều trùng hợp những dấu hiệu ấy khá giống với ambivert (người trung lập). Không biết hướng ngoại nội tâm mà đề cập có thể là ambivert không. Nếu không, bạn có thể giúp mình phân biệt được không? Mình cảm ơn bạn nhiều.
Trang Thục Văn
Cảm ơn bài viết có những chia sẻ rất bổ ích của bạn. Mình phát hiện một điều trùng hợp những dấu hiệu ấy khá giống với ambivert (người trung lập). Không biết hướng ngoại nội tâm mà đề cập có thể là ambivert không. Nếu không, bạn có thể giúp mình phân biệt được không? Mình cảm ơn bạn nhiều.
Trà Giang
cảm ơn bạn đã chia sẻ ^^ lâu nay mình cứ nghĩ mình là nửa nội nửa ngoại hehe, hóa ra là hướng ngoại nội tâm
Nhung Tran
Trước giờ mình cứ nghĩ mình là người hướng nội - hướng ngoại part-time haha, mình hay nói với bạn bè mình là Introvert, nhưng không ai tin, cho đến khi đọc được bài của bạn ~ Hóa ra mình là 1 người Hướng ngoại nội tâm ~ Cảm ơn bạn nhiều vì bài viết ~