1. Vùng đặc quyền kinh tế là gì? 2. Thuận lợi và khó khăn công tác quản lý nhà nước ?
tin tức
2. Phân cấp trong hoạt động quản lý nhà nước đang trở thành một xu hướng chung của cách thức tổ chức hoạt động quản lý nhà nước của mỗi quốc gia. Vậy Quản lý Nhà nước là gì? Và thế nào là phân cấp trong hoạt động Quản lý Nhà nước?
Quản lý nhà nước là sự tác động, điều chỉnh có tổ chức mang tính hướng đích của hệ thống các cơ quan nhà nước bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình kinh tế - xã hội, nhằm đạt mục tiêu nhà nước đề ra.
Phân cấp quản lý Nhà nước là việc phân công trách nhiệm gắn với việc quy định và trao thẩm quyền quản lý nhà nước một cách rõ ràng giữa các cơ quan quản lý nhà nước.
Ở nước ta, việc thực hiện chủ trương phân cấp quản lý nhà nước diễn ra từ những năm 70 – 80 của thế kỷ trước. Việc triển khai thực hiện chủ trương phân cấp quản lý nhà nước ở nước ta thời gian qua có một số thuận lợi và khó khăn cơ bản sau:
Thuận lợi: Phân cấp trong hoạt động quản lý nhà nước đang trở thành một xu hướng chung của cách thức tổ chức hoạt động quản lý nhà nước, là một tất yếu khách quan trong hoạt động của Bộ máy Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong một xã hội mà Chính phủ đóng vai trò là người chèo thuyền chứ không lái thuyền.
Việc phân cấp về tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước đã được đưa vào Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội định hướng: bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của trung ương. Việc thực hiện chủ trương này được duy trì một cách hệ thống và phát triển trong các văn kiện tiếp theo của Đảng, có đánh giá, tổng kết và phương hướng, cách thức tiến hành. Đẩy mạnh phân cấp trung ương - địa phương trở thành quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong việc xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam và trong việc hoàn thiện tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Đó là những tiền đề định hướng mang tính chiến lược để cho việc phân cấp về tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước.
Hoạt động xây dựng, hoàn thiện thể chế đã chú trọng vấn đề phân cấp và cho đến nay, cơ sở pháp lý cho việc phân cấp quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực đã được hình thành. Căn cứ kết quả nghiên cứu khoa học, khảo sát thực tế và tham khảo kinh nghiệm các nước, hàng loạt các luật, pháp lệnh, nghị định được xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung nhằm phân định thẩm quyền giữa các cơ quan trung ương và địa phương trên tinh thần chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương. Chính phủ đã phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, trong đó có nội dung cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương với nhiệm vụ: phân cấp rõ ràng và hợp lý giữa trung ương và địa phương, phân biệt chức năng, nhiệm vụ của chính quyền đô thị và chính quyền ở nông thôn, tổ chức hợp lý Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Việc phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước trung ương - địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương trên từng lĩnh vực được xác định trong Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân năm 2003, các luật chuyên ngành, đặc biệt, từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực là những cơ sở pháp lý vững chắc để chúng ta đẩy mạnh phân cấp và phân quyền quản lý nhà nước cho các cấp chính quyền địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc phân cấp trong hoạt động quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay cũng đang gặp phải những khó khăn không nhỏ, đó là:
Chủ trương xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản đang được dư luận đồng tình nhưng lại chưa thực sự được "người trong cuộc" quan tâm. Một bộ phận cán bộ công chức nhà nước có trách nhiệm quản lý chưa muốn xóa bỏ cơ chế này vì còn liên quan đến vấn đề “quyền” và “lợi”.
Mặc dù là một trong những nội dung ưu tiên, song phân cấp cho đến nay vẫn chưa được thể chế hóa đầy đủ, kịp thời và chưa phù hợp với yêu cầu, mục tiêu được đề ra. Vẫn chậm thực hiện đồng bộ chủ trương phân cấp quản lý hành chính giữa trung ương và địa phương trên từng ngành, lĩnh vực… Đổi mới về quản lý tài chính công vẫn chưa theo kịp với cải cách thể chế và tổ chức bộ máy. Cho đến nay, chưa hoàn thành mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước là: “Đến năm 2005, về cơ bản ban hành xong và áp dụng các quy định mới về phân cấp trung ương - địa phương, phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương… Định rõ những loại việc địa phương toàn quyền quyết định, những việc trước khi địa phương quyết định phải có ý kiến của trung ương và những việc phải thực hiện theo quyết định của trung ương”.
Việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính là vấn đề hết sức khó khăn.
Phân cấp, phân quyền là một vấn đề tối quan trọng đối với vệc đảm bảo sự thống nhất về mặt quyền lực nhà nước, đặc biệt là đối với định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Năng lực của chính quyền địa phương còn quá nhiều hạn chế, khó có thể đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ khi được phân quyền.
Có thể thấy rằng, việc triển khai thực hiện phân cấp trong hoạt động quản lý Nhà nước ở nước ta thời gian quan đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương, khai thác các nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, xét về tổng thể vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn, còn nhiều hạn chế, bất hợp lý như chưa bảo đảm quản lý thống nhất; chưa phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong quản lý Nhà nước; chưa đảm bảo tương ứng các điều kiện cần thiết để cấp dưới thực hiện nhiệm vụ được phân cấp; chậm triển khai hoặc triển khai không triệt để một số nội dung phân cấp./
Nội dung liên quan
Vy Tran
Thanh Linh