1 marketer cần có những yếu tố cơ bản nào?

  1. Cơ hội nghề nghiệp

Từ khóa: 

cơ hội nghề nghiệp

Bạn Chi ở dưới nói cũng đúng, đầu tiên mình vẫn phải tìm hiểu kĩ marketing là gì và mình muốn làm cái gì trong ngành đó. Marketing là một thế giới rất rộng lớn, nó không chỉ là việc "quảng cáo" như cách mọi người vẫn đang nghĩ về nó đâu.

Marketing dành cho tất cả mọi người, miễn là có tâm huyết theo đuổi nó thì bạn sẽ làm việc trong ngành này về lâu về dài thôi. Ngoài ra, môi trường kinh doanh luôn vận động, thay đổi từng ngày, từng giờ. Do đó, một người làm marketing cần phải có sự nhạy bén với thị trường, có khả năng quan sát khách hàng để hiểu được nhu cầu và thói quen của họ. 

Hãy bước chân vào và sẵn sàng tâm lí "phải thử" thì mới hiểu được. Không cần đặt nặng quá nhiều về yếu tố phải có thì mới làm 1 marketer đâu.

Trả lời

Bạn Chi ở dưới nói cũng đúng, đầu tiên mình vẫn phải tìm hiểu kĩ marketing là gì và mình muốn làm cái gì trong ngành đó. Marketing là một thế giới rất rộng lớn, nó không chỉ là việc "quảng cáo" như cách mọi người vẫn đang nghĩ về nó đâu.

Marketing dành cho tất cả mọi người, miễn là có tâm huyết theo đuổi nó thì bạn sẽ làm việc trong ngành này về lâu về dài thôi. Ngoài ra, môi trường kinh doanh luôn vận động, thay đổi từng ngày, từng giờ. Do đó, một người làm marketing cần phải có sự nhạy bén với thị trường, có khả năng quan sát khách hàng để hiểu được nhu cầu và thói quen của họ. 

Hãy bước chân vào và sẵn sàng tâm lí "phải thử" thì mới hiểu được. Không cần đặt nặng quá nhiều về yếu tố phải có thì mới làm 1 marketer đâu.

Ngành marketing hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ.

Trước tiên, phải hiểu được ngành marketing là gì, làm gì. Hiểu một cách đơn giản thì marketing là quá trình phát triển sản phẩm, đưa sản phẩm đến với khách hàng và tăng mức độ nhận diện của thương hiệu/doanh nghiệp. 

Trong marketing sẽ có nhiều bộ phận khác nhau, dù bạn là người hướng nội hay hướng ngoại thì đều có thể theo marketing nhé

Điều quan trọng nhất của marketer (theo ý kiến cá nhân) là nhạy bén để update được xu hướng xã hội nhanh chóng, hiểu tâm lý của con người. 

Và dù bạn đi theo ngành nghề nào thì điều quan trọng là nỗ lực của bản thân, có mục tiêu để phấn đấu 

1. CREATIVE THINKING
Bẻ mới góc nhìn là một sự tiến hoá trong nhận thức của một Content Marketer. Tại sao lại có những chiến dịch quá thành công, điểm chung là ý tưởng tạo dựng ra nó luôn mới mẻ và khác biệt. Tôi lấy một ví dụ có thể hình dung một cách rõ ràng hơn, nếu chỉ viết 1 bài quảng cáo copy paste từ đối thủ, thì tốt lắm cũng được 2 tuần là hết hiệu quả. Vì thuật toán AI của Facebook luôn tìm những content chất lượng và mới mẻ để đánh giá Edge rank, đo lường hiệu quả. Theo cá nhân tôi, để một bạn Content có thể phát triển kỹ năng này, cần phải thực hiện:
  • Tập tưởng tượng: không cần có một trái tim nhạy cảm, một tâm hồn yêu cuộc sống như văn chương, chỉ cần biết vẽ lên trong đầu những hình tượng mới mẻ. "Bản chất của việc rèn luyện trí tưởng tượng, là bạn luyện tập một kỹ năng cho bộ não: Tạo ra hình ảnh trong tâm trí. Những hình ảnh đó có thể là thứ bạn đã từng thấy (ký ức), hoặc là những hình ảnh bạn chưa bao giờ thấy, được sáng tạo dựa trên những thứ bạn đã từng thấy (tưởng tượng). Dù là gì, thì bộ não cũng sẽ được kích hoạt mạnh mẽ."
  • Tập thiết kế và tạo mới: điều này không xa lạ hơn ngoài việc bỏ một vài hoạt động nghệ thuật vào sở thích hằng ngày của bạn. Tôi lấy ví dụ các hoạt động sau: vẽ digital painting, sáng tạo handmade thủ công, thiết kế graphic, viết blog.
Nếu não của bạn được luyện tập liên tục, chúng sẽ luôn phát triển idea liên tục. Và đó là yếu tố cốt lõi. Một vài quyển sách tôi recommend bạn đọc để phát triển kỹ năng này:
  • Quảng cáo sáng tạo
  • Nghệ thuật đánh cắp ý tưởng
  • Sáng tạo thần sầu.
2. CRITICAL THINKING:
Đây là kỹ năng tôi đánh giá khó nhất. Nếu không có kỹ năng này sẽ không có bàn đạp để phát triển kỹ năng thức 3.
Tư duy phản biện,đôi khi còn được gọi là tư duy phân tích, có thể được hiểu là khả năng tiếp nhận các luồng thông tin và các hê tư tưởng một cách có chủ động và có ý thức. Người có khả năng tư duy phản biện là người có thểkhiến cho suy nghĩ mình chậm lại, để đi sâu vào phân tích xem liệu những luồng thông tin và kiến thức này có thực sự đáng tin cậy hay không, và chúng được chia sẻ với mục đích tiềm ẩn nào.
Trong quảng cáo, chúng ta cần sự phân tích liên tục. Nếu như chỉ viết rồi đăng bài như một cái máy, tôi thà tạo một phần mềm thay thế còn hơn. Và trong tương lai chắc chắn sẽ không có chỗ đứng cho một công dân không có tư duy phản biện, vì có thể hoàn toàn được robot thay thế. Ở đây tôi chỉ muốn phân tích sâu, chúng ta vận dụng tư duy này với góc độ content như thế nào:
  • Phân tích số liệu trên fanpage, website,....: Các chỉ số cần quan tâm đôi khi sẽ hữu hình nhìn ngay là thấy như Reach, Impression, CTR,... Nhưng đôi khi chúng ta vẫn cần bám đuổi và đánh giá brand health check thông qua số liệu thiên về mặt social listening.
  • Phân tích data analysis của market --> phác thảo insight và mường tượng chính xác.
Các chỉ số này cần bạn cập nhật và theo dõi một cách nghiêm túc. Đôi khi chúng cũng không có free. Vì data hiện tại như một "mỏ vàng" để khai thác. Và nếu không có một sự đánh giá phân tích nào để vận dụng kỹ năng này, một bạn content sẽ rất dễ rơi vào ngõ cụt. Đôi khi cảm thấy công việc của mình đơn thuần là viết đi viết lại, cũng không biết key success các bài mình biết vì sao lại tốt hơn bài còn lại. Và dĩ nhiên, cá nhân tôi cũng không muốn nhìn thấy nhân sự của mình làm một công việc mà cá nhân họ cũng không phát triển, thì lấy đâu ra sự phát triển cho công ty.
3. PROBLEM SOLVING:
Và sau khi master 2 kỹ năng trên, nghiệm lại thật kỹ, nếu chỉ creative và critical nhưng không có bước hành động để cải tiến thì cũng thất bại. Đánh giá những key success cũ để học theo và đút kết liên tục từ những sai lầm trong quá khứ, nó sẽ làm một bàn đạp vững chắc để phát triển và sản sinh liên tục những idea mới mẻ hơn, insight chất lượng hơn, ngôn từ sắc xảo hơn.
Và bí quyết của tôi đút kết để cải thiện kỹ năng này đó là:
  • Suy nghĩ cẩn thận nguồn gốc của vấn đề: đó có thể là vấn đề của content bạn, nhưng khi nhìn sâu hơn đó là do hành vi và suy nghĩ của người dùng. Hãy tập đào sâu.
  • Giữ cho mình cái nhìn “trung dung” với vấn đề. Tập nhìn bao quát, tổng thể để đút kết vấn đề.
  • Tăng phát triển khả năng tự nhận thức và lòng trắc ẩn.
Thật ra cả 3 kỹ năng này là 2 vòng tròn giao thoa, có tác động với nhau. Tuy nhiên cần làm rõ sự khác biệt của các kỹ năng để tránh sự chồng chéo về nhận định.
Tôi hy vọng chia sẻ này sẽ hữu ích cho các bạn.
https://cdn.noron.vn/2022/10/27/2152267561117298311778114966739861358837598n-1666882490.jpg