[ Tranh biện Sử Việt ] - Số 05: Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương cuối thế kỉ IXX ?
Tuần này, mình đã xin Noron! được mở phần "Tranh biện lịch sử số 05". Mong mọi người tham gia tích cực trao đổi, thảo luận và tranh biện nhé.
Phong trào Cần Vương nổ ra vào cuối thế kỷ 19 do đại thần nhà Nguyễn là Tôn Thất Thuyết nhân danh vị Hoàng đế trẻ Hàm Nghi đề xướng trước nạn xâm lược của thực dân Pháp.
Khi cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy ra Tân sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13 - 7 - 1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó. một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào cần vương, về diễn biến của phong trào, có thể chia thành hai giai đoạn : 1885 - 1888 và 1888 - 1896. ở giai đoạn 1885 - 1888, phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.
Tháng 11 - 1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp vào được nơi ở của nhà vua, bắt và đưa Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi).
Tuy Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào cần vương vẫn được duy trì và dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn trong giai đoạn 1888 - 1896.
Mời các bạn hãy phân tích về ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương?
Mình mở chủ đề này, mong muốn mọi người cùng thảo luận và tranh biện thật tích cực và khách quan. Mọi người hãy viết bài và sử dụng tính năng "bài viết liên kết" để tham gia nhé.
Sau 1 tuần, mình và noron! sẽ tổng hợp nội dung xuất sắc nhất để vinh danh và trao thưởng. Cảm ơn các bạn :)
Thuong Le
Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào cần vương
Nguyên Nhân thất bại Tính chất địa phương: sự thất bại của phong trào Cần Vương có nguyên nhân từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các phong trào chưa quy tụ, tập...
Lê Hoàng Vũ Linh
Tâm - Tầm - Thế: Nguyên nhân thất bại cùa Cần Vương
Có thể chăng Cần Vương đã định sẵn thất bại từ trong "trứng nước"??
Tâm - Tầm - Thế: Nguyên nhân Cần Vương thất bại?
noron.vn
Nam Cung Minh Hồng
Cho mình góp 1 bài nha
Phong trào Cần Vương - Hồi chuông kết cho vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến.
noron.vn
Lê Đức
1. Nguyên nhân thất bại của tất cả các phong trào yêu nước cuối thế kỉ 19, bao gồm cả phong trào cần vương đó là:
Còn mang tính chất địa phương, chưa có sự liên kết
Không thấy chế độ phong kiến đã lỗi thời
Trang bị vũ khí thô sơ
Hạn chế về chiến thuật và lực lượng chiến đấu
Tổ chức lãnh đạo chưa thống nhất
Chưa khai thác triệt để sự ửng hộ của nhân dân
2. Ý nghĩa lịch sử:
Phong trào tuy thất bại nhưng đã tô thêm truyền thống yêu nước của dân tộc Việt nam. Từ thất bại này phong trào đấu tranh của dân tộc đã rút ra được những bài học quí giá về cách tổ chức và lãnh đạo trong các giai đoạn tiếp theo
Đỗ Đăng Hải
Trung Nguyễn
Phong trào Cần Vương; vì lẽ gì mà thất bại và những bài học cho người nối tiếp
noron.vn
Trung Nguyễn
Bài viết của em ạ
Phong trào Cần Vương; vì lẽ gì mà thất bại và những bài học cho người nối tiếp
noron.vn
Ngọc Nữ
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của phong trào Cần Vương là:
Thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn, khoa học. Kẻ thù còn mạnh đủ sức đàn áp diễn ra lẻ tẻ. Thiếu tính thống nhất chưa có những hình thức đấu tranh phù hợp
Ý nghĩa:
Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ 1885 cho đến 1895. Phong trào cần Vương thể hiện tình thân yêu nước của dan tộc ta.
Le Nguyen
Nguyên nhân thất bại:
Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời
Thiếu sự thống nhất và kết hợp giữa các cuộc khởi nghĩa
Tương quan lực lượng giữa ta và địch không cân sức
Ý nghĩa lịch sử
Phát huy truyền thống yêu nước
là bài học kinh nghiệm cho những phong trào yêu nước sau
Rose Nguyen
Nguyên nhân thất bại:
Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời khong thể qui tập các tầng lớp nhân dân chống thực dân Pháp.
Thực dân Pháp còn mạnh, nêngây nhiều bất lợi cho ta.
Thời cơ cho cách mạng chưa chín muồi
Ý nghĩa lịch sử:
Khẳng dịnh vai trò của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
Để lại những bài học kinh nghiệm vô giá về cách lãnh đạo và chiến thuật chính trị cho các phong trào đấu tranh của địa phương.