So sánh điểm giống và khác nhau trongcách đặt tên Phật tự tại Việt Nam và Trung Quốc.
kiến thức chung
Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới. Thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, Phật giáo đã vượt qua biên giới Ấn Độ, bắt đầu đi đến Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam và các quốc gia khác và để lại ảnh hưởng sâu sắc của nó tại các nước này.
Phật giáo chiếm một địa vị quan trọng trong tôn giáo truyền thống tại cả Trung Quốc và Việt Nam. Nó có ảnh hưởng sâu rộng đến từng lĩnh vực cuộc sống trong đời sống nhân dân như văn hóa, kinh tế, đạo đức xã hội. Tôn giáo này ngày càng phát triển mạnh và ăn sâu hơn vào tiềm thức của người dân hai nước này.
Sự phát triển của Phật giáo tại các quốc gia khác nhau nói chung và Trung Quốc, Việt Nam nói riêng đều có những nét giống và khác nhau. Những sự giống và khác nhau này tồn tại trên nhiều phương diện, bao gồm hình thức du nhập, các tông phái, nghệ thuật kiến trúc Phật tự,.... Tên gọi của các Phật tự tại Trung Quốc và Việt Nam cũng tuân theo quy luật này, tồn tại những sự giống và khác nhau.
Tên gọi của các ngôi chùa Phật giáo không chỉ đơn thuần là tên gọi mà còn phản ánh sự nhận thức của nhân dân hai nước Việt Trung về giới tự nhiên và các quy luật thế gian, đồng thời còn mang trong mình những nội hàm phong phú về lịch sử và văn hóa. Chính vì thế mà nghiên cứu về cách đặt tên của các ngôi chùa Phật giáo tại Trung Quốc và Việt Nam, tìm ra căn cứ đặt tên và nội hàm ý nghĩa của nó có ý nghĩa quan trọng.
1. Khái quát về sự khởi nguồn và phát triển của các Phật tự tại Việt Nam và Trung Quốc
1.1. Sự khởi nguồn và phát triển của các Phật tự tại Việt Nam
Từ thế kỷ III đến thế kỷ II trước công nguyên, Phật giáo chính thức du nhập vào Việt Nam. Do các nguyên nhân như sự du nhập và phát triển của Phật giáo, nhu cầu cúng bái Phật giáo của người dân Việt Nam không ngừng tăng cao, công cuộc phiên dịch kinh Phật cũng không ngừng phát triển nên các Phật tự ở Việt Nam cũng xuất hiện và phát triển theo. Lịch sử Phật giáo Việt Nam đại khái được chia thành 3 giai đoạn:
Đầu tiên là thời kỳ du nhập và Bắc thuộc ( Từ thế kỷ III trước công nguyên đến thế kỷ X sau công nguyên). Năm 43, sau khi Hai Bà Trưng thua trận, Việt Nam (khi đó gọi là Giao Chỉ) trở thành thuộc địa của nhiều triều đại Trung Quốc trong gần 1000 năm. Vì thế mà có nhiều người hiểu sai rằng Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. Thế nhưng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu chứng minh rằng, Phật giáo đã trực tiếp du nhập vào Việt Nam từ Ấn Độ. Trong thời Đông Ngô ( Bắc thuộc), tướng quân Sĩ Nhiếp bị Ngô Vương điều đến làm Thứ sử Giao Chỉ. Ông đã ban hành mệnh lệnh là xây dựng lại thành Luy Lâu, hơn nữa còn phát triển Luy Lâu thành trung tâm chính trị. Song song với sự phát triển của Phật giáo, do người dân có tâm lý thờ cúng Phật Tổ nên đã tiến hành các hoạt động tôn giáo nhằm cầu phúc. Cuối thế kỷ III, các tăng sĩ Ấn Độ như Ma Ha Kỳ Vực (Mahajivaka ) và Khâu Đà La (Ksudra) đến thành Luy Lâu và xây dựng 4 ngôi chùa đầu tiên ở Việt Nam, bao gồm các chùa Pháp Vân, chùa Pháp Vũ, chùa Pháp Lôi, chùa Pháp Điện. Phật giáo ở Việt Nam ngày càng phát triển và phát triển một cách nhanh chóng. Các Phật tự không chỉ hình thành một vành đai quanh thành Luy Lâu, thành Đại La và lưu vực sông Hồng mà còn phát triển mạnh ở cả phía Nam.
Hai là thời kỳ phát triển hưng thịnh ( Đầu thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIV). Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Việt Nam giành được độc lập. Khi mà Nho giáo còn chưa hình thành một địa vị vững chắc tại Việt Nam thì Phật giáo lại phát huy ảnh hường rộng lớn của mình trong cả chính trị và xã hội. Các vương triều phong kiến trong thời kỳ này như nhà Ngô ( 938 -965), nhà Đinh (968 – 980), nhà Tiền Lê ( 980 – 1009), nhà Lý ( 1010 – 1225), nhà Trần (1225 – 1400) đều ủng hộ Phật giáo. Thế kỷ thứ XIV, Phật giáo phát triển cực thịnh tại Việt Nam. Năm 1464, khi vua Lê Thánh Tông hạ chỉ cấm xây dựng các đền miếu mới thì Phật giáo ngày càng suy yếu, Nho giáo dần chiếm vị trí độc tôn.
Ba là thời kỳ suy yếu và phục hưng ( Từ thế kỷ XV trở về sau). Thế kỷ XV, Phật giáo mất đi địa vị trong chính trị nhưng vẫn phát triển mạnh tại các thôn xóm làng xã. Sau thế kỷ XVI, tuy rằng Phật giáo đã phát triển trở lại, nhưng không thể nào so sánh được với thời kỳ phát triển hoàng kim triều Lý, Trần. Khi đó đã xuất hiện các Phật tự “ Nội công ngoại quốc”, tức là chỉ các Phật tụe, mặt phẳng bố cục bên trong được xây dựng theo hình như chữ “Công – 工”, bên ngoài lại được bao quanh bởi chữ “Khẩu - 口”. Từ thế kỷ XVII- thế kỷ XVIII, sự thành lập của triều Trịnh và triều Nguyễn đã khiến Việt Nam bị chia cắt thành hai khu vực là Đàng trong và Đàng ngoài. Các chúa Trịnh Nguyễn không ngừng tăng cường xây dựng và tu sửa các Phật tự ở cả hai đàng. Ninh Phúc tự, Thần Quang tự, Sùng Nghiêm Tự, Hương Tích tự đều là là các chùa được xây dựng lại trong thời gian này. Đến thế kỷ XIV, các chùa Phật giáo lại phát triển mạnh trở lại một lần nữa.
Thế kỷ XX đã khai thông con đường tiếp xúc giữa Việt Nam và văn hóa phương Tây. Các kiến trúc chủa Phật giáo cũng vì thế mà xảy ra sự biến hóa thay đổi. Các ngôi chùa do các kiến trúc sư phương Tây thiết kế dần xuất hiện với số lượng lớn.
Có thể khẳng định, trong các thời kỳ khác nhau, Phật giáo tại Việt Nam có các loại hình kiến trúc khác nhau. Các kiến trúc truyền thống hay các kiến trúc cách tân đều đem đến sự giúp đỡ to lớn trong việc hình thành nên nét đặc sắc của kiến trúc Phật giáo.
1.2. Sự khởi nguồn và phát triển của các Phật tự tại Trung Quốc
Trước và sau công nguyên, cùng với sự phát triển tốt đẹp của quan hệ Trung - Ấn, Phật giáo đã thông qua nhiều con đường khác nhau để du nhập vào Trung Quốc, hình thành nên các tông phái Phật giáo khác nhau tại nước này. Đến nay, Phật giáo ở Trung Quốc đã có hơn 2000 năm lịch sử. Sự xuất hiện và phát triển của Phật giáo đã lưu lại rất nhiều Phật tự hùng vĩ mà lại thanh tịnh và lượng kinh sách vô cùng phong phú. Năm Vĩnh Bình thứ 7 thời Đông Hán (tức công nguyên năm 64), Hán Minh Đế Lưu Trang đã phái 12 người đến Tây Tạng thỉnh kinh, bao gồm Lang Trung, Thái Trinh, Hân Sơn, Tần Cảnh, Bác Sĩ, Đệ Tử, Vương Tôn,... Trải qua 3 năm đường xá xa xôi, các sứ thần triều Hán đã đem được tượng Phật, kinh Phật và còn mời được các cao tăng Ấn Độ đến đến kinh đô Lạc Dương lúc bấy giờ. Hán Minh Đế viết chiếu mời 2 tăng sĩ Ấn Độ ở tạm trong Hồng Lư Tự - quan sở mà chính quyền dùng để đón tiếp khách nước ngoài thời bấy giờ. Sau đó, ông lại hạ chiếu xây dựng một ngôi chùa Phật giáo là Bạch Mã Tự ở bên cạnh Ngự Đạo, Ung Môn, Lạc Dương. Đây chính là nơi ở, dịch và truyền bá kinh Phật của hai vị cao tăng Ấn Độ. Ngôi chùa đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc được đặt tên như vậy là do tượng Phật và kinh Phật mà sứ thần nhà Hán lấy được đều do ngựa trắng mang về. Sự ra đời của Bạch Mã tự đánh dấu kỷ nguyên phát triển mới của Phật giáo Trung Quốc.
Thời kỳ Bắc Ngụy, Phật giáo Trung Quốc bước vào một giai đoạn phát triển mới. Sức ảnh hưởng của Phật giáo không ngừng lan rộng. Lúc này, các nơi đều xây dựng chùa chiền, ước chừng toàn Trung Quốc tổng cộng có hơn 30.000 ngôi chùa Phật giáo, trong đó, chỉ riêng cố đô Lạc Dương đã có 1367 chùa. Trong thời gian này, có một số lượng lớn kinh sách Phật giáo đã được phiên dịch sang chữ Hán.
Nhà Lương ( Nam Triều - 502 – 557), Lương Vũ Đế tự mình sáng tác “ Văn phát nguyện”, quy y cửa phật, 4 lần xá thân tại Đồng Thái Tự, chính thức công nhận Phật giáo là Quốc giáo. Lúc này, cả nước có 2846 tự viện.
Đến thời nhà Tùy, số lượng chùa Phật giáo đạt 3985 chùa. Con số này giống như câu thơ mà nhà thơ Đỗ Mục thời Đường viết, phản ánh chân thực sự hưng thịnh của Phật giáo tại Trung Quốc lúc bấy giờ:
Nam triều tứ bách bát thập tự
Đa thiểu lầu đài yên vũ trung
----- Giang Nam Xuân – Đỗ Mục ----
Tạm dịch:
Thời Nam triều có 480 chùa
Bao nhiêu lầu gác lẫn trong khói mưa
Có thể nói thời nhà Đường thời đại hoàng kim của Phật giáo. Đường Thái Tông Lý Thế Dân từng hạ chỉ xây dựng rất nhiều chùa chiền ở các địa phương. Công tác dịch và truyền bá kinh Phật trong thời kỳ này cũng đạt được bước phát triển lớn. Ngoài ra, một điểm nổi bật nữa của Phật giáo thời Đường chính là lúc này, Phật giáo đã có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn tại khu vực Đông Nam Á, vì vậy mà có rất nhiều tăng sĩ đến Trung Quốc để nghiên cứu học hỏi Phật giáo. Từ đây, các môn phái của Phật giáo Trung Quốc đã nổi tiếng khắp nơi. Vào các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh, tuy rằng Phật giáo từng chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng từ chiến tranh và thiên tai, lúc thịnh lúc suy nhưng sức sống của các Phật tự thì vẫn như cũ.
2. So sánh đối chiếu cách đặt tên Phật tự tại Việt Nam và Trung Quốc quanh chữ “ Tự”
Các từ tiếng Hán như “Tự”, “Già lam”, “Lan nhược”, “Tinh xá”, “Tùng lâm”, “Bảo sát” đều là các thuật ngữ chuyên dùng, chỉ những nơi cung phụng Phật Tổ. Mỗi từ lại có ý nghĩ riêng của nó. Trong số đó, “tự” là từ có tần suất sử dụng cao nhất. Do nhiều nguyên nhân, trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ đề cập đến chữ “Tự” này thôi.
2.1. Khái quát về chữ “Tự”.
Trong cuốn “Kinh điển thích văn” từng ghi chép lại rằng: “Tự, bổn diệc tác thị, tự nhân, yểm nhân dã” ( Tạm dịch: Tự, vốn là chỉ việc hầu hạ, cũng là tự nhân, yểm nhân vậy ( tự nhân, yểm nhân có nghĩa là quan hoạn)). Bởi vậy, ý nghĩa ban đầu của từ “Tự” "寺" là do phát triển nghĩa của chữ “Thị”( 侍- người hầu), chỉ hoạn quan thái giám. Trong cuốn “ Hán thư – Nguyên Đế Kỷ” cũng từng ghi lại rằng: “ Phàm phủ đình sở tại, giai vị chi tự” ( Tạm dịch: Nơi làm việc, phủ đình thì đều gọi chung là tự). Khang Hy tự điển cũng chú khá rõ điều này: Hán dĩ Thái thường, Quang lộc, Huân vệ úy, Thái bộc, Đình úy, Đại hồng lô, Tông chính, Tư nông, Thiếu phủ vi cửu khanh. Hậu nguy dĩ lai danh tuy nhưng cửu nhi sở lị chi cục vị chi Tự. Nhân danh Cửu tự (đời Hán lấy Thái thường, Quang lộc, Huân vệ úy, Thái bộc, Đình úy, Đại hồng lô, Tông chính, Tư nông, Thiếu phủ làm Cửu khanh. Nguy trở về sau tuy vẫn để như cũ nhưng các sở cục thì gọi là Tự. Vì vậy mà thành tên “Cửu tự” thay cho “Cửu khanh”. Điều này có thể được giải thích rằng tiếng Hán đã xuất hiện tại Trung Quốc từ rất lâu, còn Phật giáo thì mới chỉ du nhập vào Trung Quốc từ đầu công nguyên.
Hán Minh Đế Lưu Trang là Hoàng đế đầu tiên thừa nhận địa vị của Phật giáo tại Trung Quốc. “Hồng Lư tự”- vốn là một nơi làm việc của quan lại - được chọn là nơi dừng chân của các cao tăng Ấn Độ và cất giữ kho tàng kinh sách được mang từ Ấn Độ về. Do đây là nơi nghỉ chân đầu tiên của các cao tăng nên từ đó về sau, “tự” trở thành thành tố chính trong tên gọi của các ngôi chùa. Thậm chí ngay cả của ngôi chùa Phật giáo đầu tiên của Trung Quốc là chùa “Bạch Mã ” cũng có tên là “ Bạch Mã tự. Từ đó, “Tự” chính thức trở thành nơi cúng tế Phật Tổ và giảng kinh.
2.2. So sánh ngữ âm trong tên gọi của các Phật tự tại Việt Nam và Trung Quốc
Tại Trung Quốc, :Tự” là từ được sử dụng nhiều nhất khi đặt tên cho các Phật tự.
Ở Việt Nam cũng có các “Tự”. Tuy nhiên, tên tục mà nhân dân Việt Nam gọi lại là “Chùa”. Âm tiếng Hán của “Chùa” là “Trù - 厨”. Hiện nay, trong tiếng Hán hiện đại thì từ “Trù” này có 6 ý nghĩa., lần lượt là nhà bếp ( chỉ nơi dùng để chuẩn bị và xào nấu thức ăn), người nấu thức ăn , tiệc rượu , người có thể hi sinh tiền tài để cứu giúp người khác , cái tủ và cuối cùng là con đỉa .
Chữ ‘Chùa” trong tiếng Việt Nam được viết thành chữ “ Trù” "厨" trong tiếng Hán. Vì thế mà ngày nay phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng nghĩa đầu tiên của "厨" chính là căn cứ giải thích ý nghĩa cho từ “Chùa”. Xét trên mặt ngôn ngữ học, đây chỉ là luận chứng mang đậm chất lý tính. Thực ra, chữ “ Chùa” có từ bao giờ và tại sao nó lại được dùng để biểu thị với ý nghĩa là “là nơi thờ cúng Phật, kinh thư và tổ chức các lễ nghi tôn giáo” thì cho tới nay vẫn chưa có sự giải thích tường tận. “Chùa” - 厨 và “ Tự” - 寺 có sự khác nhau rất lớn về mặt ngữ âm. Chữ “Chùa” thường đi cùng với chữ “ Chiền” để tạo thành một tổ hợp “Chùa chiền”. Đã từng có một số học giả cho rằng chữ “ Chiền” bắt nguồn từ chữ “ Caitya” của tiếng Pali hoặc tiếng Phạn, danh từ “chùa chiền” có nghĩa là các tự viện của Phật giáo. Rốt cuộc “chiền” là một tố ngữ độc lập hay là một từ đi cùng với từ “chùa” tạo thành từ song âm tiết? Thực ra, từ “Chiền” là một từ bắt nguồn từ chữ "廛" ( Âm Hán Việt là Triền), ý chỉ nhà ở của dân thường. “Chiền” chính là âm Hán Việt trước của “Triền”.
Có thể thấy rằng, “Chùa chiền” là một từ ghép mà người Việt Nam quen dùng để chỉ Phật tự. Chữ “ Tự” trong tiếng Hán có thể phiên dịch thành chữ “ Chùa” trong tiếng Việt Nam. Thế nhưng từ “ Chùa chiền” trong tiếng Việt Nam không thể trực tiếp dich thành “ Trù Triền” "厨廛" trong tiếng Hán, cũng không thể hiểu thành “Tự” - 寺 được. Ý nghĩa tương đối của từ “Chùa chiền” chính là “ Sát” - 刹. Sát là một từ phiên dịch từ chữ “Brahmasketra” trong tiếng Phạn cổ, có nghĩa là “ Điện Phật” ( trong chữ Hán là “Phạn sát “梵刹"- chùa Phật). Từ Hán Việt có chữ “ Sát” bên trong có từ “ Cổ sát - 古刹”, tức là chỉ các Phật tự có niên đại lâu đời; “ Danh sơn bảo sát - 名山宝刹 – chỉ “Bảo tự” bên lăng mộ vua chúa mà có phong cảnh cực kỳ đẹp.
2.3. Điểm chung trong cách đặt tên Phật tự tại Việt Nam và Trung Quốc
2.3.1. Giống nhau về cấu trúc tên gọi.
Tại Trung Quốc và cả Việt Nam, tên gọi của các Phật tự thường được đặt dưới cách thức “XX + tự” ( XX + 寺). Chữ “Tự” đứng sau cùng, thường đảm nhận vai trò là chủ ngữ trong câu với và phân biệt với bộ phận tạo thành tên chùa đứng phía trước. Trung Quốc có các chùa như “ Quảng Tế tự”, Giới Đài tự”, “ Đại Giác tự”, “ Vân Nham tự”,... Việt Nam có các chùa như “ Kiến Sơ tự”, “ Bối Am tự”, “Phổ Minh tự”, ... Cách thức này đã trở thành cách thức đặt tên các ngôi chùa Phật giáo phổ biến nhất tại Trung Quốc và Việt Nam.
Cách đặt tên này được phiên dịch thành “ Chùa + YY” trong tiếng Việt Nam. Đây cũng là cách đặt trên thường thấy của các Phật tự tại Việt Nam.
Bộ phận tạo thành tên Phật tự XX đứng phía trước ( trong tên chính thức) hay YY ( trong tên thường gọi) thường thường là địa danh, tên núi, thuật ngữ Phật giáo, là tổ hợp từ chính - phụ, liên hợp hay tổ hợp động từ - danh từ. Ví dụ như “ Trấn Quốc tự”, “Báo Ân tự”, “Giác Tâm tự”, “Khai Phúc tự”,...đều là các Phật tự có cách đặt tên sử dụng tổ hợp động từ - danh từ.
2.3.2. Giống nhau về căn nguyên đặt tên
“XX” và “YY” thường do tên các ngọn núi, tên gọi của cây cối, tên các nhân vật lịch sử, tinh thần theo đuổi, truyền thuyết thần thoại, Phật tháp, địa danh, thuật ngữ Phật giáo,... tạo thành. Ví dụ như “Bảo Sơn tự” của Trung Quốc, được bắt đầu xây dựng năm Nguyên Chí thứ 23, lấy tên ngọn núi “Bảo Sơn” của tỉnh Phúc Kiến để đặt tên; “ Mật Sơn tự” được đặt tên như thế là do nằm ở giữa Mật Sơn, Cảnh Nội, Hắc Long Giang. Nguồn gốc của cái tên “Long Tuyền tự” là do vua Lý Thế Dân thời Đường từng cho ngựa chiến uống nước dưới chân núi, sau này giành được thiên hạ, trở thành “Chân Long Thiên Tử”. Dòng suối đó vì thế mà nước đặt tên là “ Long Tuyền”. Sau này, tại ngọn núi này đã xây nên một ngôi chùa tên “ Long Tuyền tự”. “Hộ Quốc tự” là một trong 8 ngôi chùa lớn của thủ đô Bắc Kinh – Trung Quốc, được xây dựng từ thời Nguyên, tên ban đầu là “ Sùng Quốc tự”, đến năm Khang Hi 61 nhà Thanh ( năm 1722) thì được đổi tên thành cái tên ngày nay là “ Hộ Quốc tự” . Cái tên này ẩn chứa tâm nguyện bảo vệ quốc gia đất nước của người cầm quyền và lê dân bách tính.
Tương tự như vậy, “Chùa Thiên Mụ” do Nguyễn Hoàng ( hay còn gọi là Nguyễn Thái Tổ) xây dựng vào năm 1601 ở Việt Nam, ngày nay thuộc Thuận Hóa, bên bờ sông Hương. Truyền thuyết nói rằng trong thời gian vua Nguyễn trấn thủ xứ Thuận Hóa, chuẩn bị cho Vương nghiệp nhà Nguyễn, có một hôm Nguyễn Hoàng đã tự mình cưỡi ngựa khảo sát địa hình địa thế quanh bờ sông Hương, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nho lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu lại. Ngọn đồi này có tên là Hà Khê. Trên ngọn đồi này có một lão bà tiên đoán rằng sẽ có Chân Mệnh Thiên Tử đến và xây chùa ở đồi này, khiến cho nơi này phát triển phồn vinh. Tên gọi của “ Chùa Thiên Mụ” là từ đây mà có.
2.3.3. Giống nhau về tên gọi các Phật tự
Ví dụ như khởi nguồn cái tên “Linh Sơn tự” của Trung Quốc và “ Chùa Linh Sơn” của Việt Nam có điểm tương đồng. Hai ngôi chùa này đều nằm trên vùng đất tên Linh Sơn, vì thế mà có cái tên này. “Trấn Quốc tự” thuộc phía Bắc thôn Hách Động, huyện Bình Dao, tỉnh Sơn Tây Trung Quốc và “ Chùa Trấn Quốc” – ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam có sự tương đồng về tên gọi.
Việt Nam có một ngôi chùa tên “Chùa Dược Sư”, Trung Quốc cũng có một ngôi chùa tên là “ Dược Vương tự”. Cuốn “ Phật học đại từ điển” đã có ghi chép như sau đối với từ “ Dược Sư”: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, vì thế giới Đông Phương Tịnh Lưu Ly mà lập 12 lời cầu nguyện, cứu rỗi tất cả bệnh tật cho chúng sinh. Phật Dược Sư ( Tiếng Phạn là Bhaiajyaguru) chính là nhân vật đại biểu cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi Đông Phương Tịnh Lưu Ly. Tại các tự viện ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác đều thờ Phật Dược Sư ở bên trái, Phật Thích Ca Mâu Ni ở bên phải. Mặt chữ của tên gọi “ Dược Vương tự” tại Trung Quốc và “ Chù Dược Sư” ở Việt Nam có điểm không giống nhau, nhưng cũng đều do sự tôn sùng của dân chúng với vị Phật trị bệnh cứu nạn mà có cả.
2.3.4. Giống nhau về số lượng âm tiết cấu thành danh xưng Phật tự ( đa âm tiết)
Trừ chữ “Tự” trong tiếng Trung và chữ“Chùa” trong tiếng Việt ra, thành phần cấu tạo còn lại của tên gọi các Phật tự tại cả Việt Nam và Trung Quốc phần lớn đều là từ đa âm tiết.
Có rất nhiều tên gọi của nhiều Phật tự đi theo mô hình từ ghép XX và YY, ví dụ như Trung Quốc có “ Bạch Mã tự”, “Phúc Sơn tự”, “ Long Tuyền tự”, “ Nhị Tổ tự”, “Thất Tháp tự”, “Hương Sơn tự”, “Thanh Long tự”,... Tên gọi các chùa Việt Nam cũng thiên về kết cấu này với “Chùa Linh Sơn”, “Chùa Kim Liên”, “Chùa Dược Sư”, “Chùa Thảo Đường”, “ Chùa Vạn Phúc”, “Chùa Bích Động”, “Chùa Trăm Gian”, “Chùa Hai Bà Trưng”, “ Chùa Một Cột”,...
2.4. Những điểm khác nhau trong đặt tên Phật tự tại Trung Quốc và Việt Nam
2.4.1. Phương diện sắc thái từ
Bởi vì trong thời cổ đại, Việt Nam từng lấy Hán tự làm văn tự, nên rất nhiều bức hoành trên cổng chính tại các Phật tự Việt Nam đều khắc là “ YY + tự” và lấy đó làm tên chính của chùa. Tuy nhiên vẫn tồn tại tên gọi phổ thông là “Chùa YY”. Xét trên phương diện màu sắc tình cảm, “Tự” có tính nghiêm trang và tính thần kỳ hơn là “Chùa”. Trong khi đó, “Chùa” lại mang nét ấm áp, thân thương và gần gũi hơn. Có thể khẳng định, “Chùa” chính là thuật ngữ Phật giáo được Việt hóa cao độ. Nó thấm nhuần tư tưởng nhân văn làm giàu thêm cho tiếng Việt.
2.4.2. Nét độc đáo trong tên thường gọi của Phật tự Việt Nam
Trong tên chính của Phật tự Việt Nam, cách thức “ YY + tự” vẫn được bảo lưu lại, nhưng ngoài tên gọi chính ra, Phật tự Việt nam vẫn còn những tên thường gọi mà có quan hệ mật thiết đến địa lý hay văn hóa Việt Nam, tức là cách thức “ Chùa + YY”. Trong đó thì nhân tố YY phần lớn là do hai hoặc hơn hai từ Hán tạo thành, cũng có thể do hai hoặc hơn hai từ thuần Việt tạo thành, trật tự của chủ ngữ và bổ ngữ cũng bị đảo lộn. Ví dụ như “ Chùa Dâu” còn được gọi là “Pháp Vân tự” hay “ Diên Ứng tự”, nằm ở huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, là ngôi chùa cổ nhất tại Việt Nam. Vì nơi đây còn có tên gọi là đất Dâu nên người dân có thói quen gọi nơi đây là “ Chùa Dâu”. “Chùa Phật Tích” hay còn gọi là chủa Vạn Phúc. Chùa được đặt tên như vậy vì nằm trên núi Phật Tích. Chùa Bối Khê ( hay còn gọi là chùa Đại Bi) có tên như vậy là vì nó nằm ở thôn Bối Khê. Các tên thường gọi của chùa ở Việt Nam thường được đặt theo địa danh, tên núi hoặc những sự vật có liên quan mật thiết đến cuộc sống của nhân dân, phổ thông và dễ gọi. Đây là một trong những nét đặc sắc nhất trong cách đặt tên Phật tự tại Việt Nam mà Trung Quốc không có.
2.4.3. Việt Nam có các Phật tự có tên gọi đơn âm tiết
Ở Việt Nam cũng tồn tại những ngôi chùa Phật giáo có tên gọi đơn âm tiết. Chúng chủ yếu là tên thường gọi của các chùa, ví dụ như chùa Cầu ( hay còn gọi là chùa Nhật Bản, chùa Lai Viễn, là do chùa này nằm trên một cây cầu thuộc phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam) , chùa Dơi ( trên các cây trong sân vườn chùa thường là nơi dơi đến tụ hội), chùa Đậu ( hay còn gọi là chùa Pháp Vũ hay chùa Thành Đạo, có tên như vậy là do nơi đây thờ Bà Đậu – Nữ thần Pháp Vũ)
3. Kết luận
Phật giáo đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực trong xã hội Trung Quốc và Việt Nam, chuyên chở những tích góp văn hóa hàng ngàn năm của cả hai nước. Văn hóa Trung Quốc và Việt Nam cũng trải qua những năm tháng lịch sử dài đằng đẵng. Trong quá trình này, cả hai không ngừng kế thừa và phát huy văn hóa truyển thống của chính mình, tích cực tiếp nhận những văn hóa mới từ bên ngoài, đồng thời loại bỏ những yếu tố lỗi thời, không phù hợp. “ Bỏ cái cũ, sáng tạo cái mới” chính là tinh thần của văn hóa mới của hai nước trong giai đoạn hiện nay.
Nguyên nhân của sự giống nhau trong cách đặt tên Phật tự của hai nước là do một số nguyên nhân sau. Đầu tiên Việt Nam từng dùng Hán tự với tư cách là một văn tự chính thức trong một thời gian dài, vì thế mà trong tiếng Việt Nam hiện đại vẫn còn tồn tại số lượng lớn các từ Hán Việt và bị ảnh hưởng khá sâu sắc về cách sử dụng của chúng. Hai là bởi vì Việt Nam và Trung Quốc đều thuộc châu Á, hai nước có đường biên giới tiếp giáp, từ cách đây rất lâu đã có sự giao lưu không ngừng về kinh tế và văn hóa. Chính vì thế mà thế mà nhân dân hai nước có nhiều điểm chung về đạo lý “Thiên nhân hợp nhất” và các nhận thức về Phật giáo. Ba là trong quá khứ, Trung Quốc từng xâm lược Việt Nam, thực thi chính sách đồng hóa đối với Việt Nam, hơn nữa các Phật tử Việt Nam cũng từng sang Trung Quốc để nghiên cứu học tập Phật học, chính vì thế mà trong giai đoạn này cũng bị ảnh hưởng không ít từ Trung Quốc.
Sự khác nhau trong cách đặt tên Phật tự tại Việt Nam và Trung Quốc chứng tỏ sự đặc sắc không pha lẫn trong văn hóa hai nước. Mỗi tên gọi đều phản ánh sắc thái văn hóa của Phật tự tại bản địa, đều cất dấu một câu chuyện của riêng mình mà không phải tất cả mọi người đều biết, từ đó hình thành nên tính đa dạng trong Phật học nói riêng và v
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Trang Vy Đoan