: Làm thế nào để tạo động lực cho học sinh trong môn toán

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

: Qua nghiên cứu lý luận (đọc sách và nghiên cứu tài liệu), tìm hiểu thực tế , thực trạng của học sinh , tìm ra các nguyên nhân của thực trạng , tổng hợp kinh nghiệm qua giảng dạy. Tôi đã mạnh dạn thực hiện và đề xuất một số biện pháp như sau: Thứ nhất: cần có sự đổi mới về tư duy, suy nghĩ của người thầy: Để nâng cao chất lượng giáo dục mà không chạy theo thành tích thì yếu tố quyết định phụ thuộc vào bản lĩnh sư phạm, năng lực thực sự và cái “tâm” của người Thầy. Thật vậy: Người Thầy có tâm huyết với nghề nghiệp thì mới không giảng dạy đối phó, mới chịu khó tìm tòi và học hỏi để tìm ra phương pháp truyền đạt kiến thức đến cho học sinh một cách tối ưu nhất, mới có thể tạo và gây hứng thú cho học sinh học tập. Và cũng chính vì cái tâm của người Thầy mà người Thầy không ngừng học hỏi, trau dồi để nâng dần bản lĩnh sư phạm, có phương pháp sư phạm tốt, hết lòng thương yêu học sinh. Có được như thế thì giáo viên giảng dạy cho học sinh hết mình, tạo cho học sinh hứng thú và ham thích môn học, coi việc học là của mình. Học sinh thấy được khi tham gia môn học sẽ mang lại cho học sinh cái gì đó có ích cho cuộc sống từ đó các em sẽ tự giác học tập, tích cực chủ động sáng tạo, qua đó hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn, biết vận dụng và ứng dụng linh hoạt những kiến thức đã học. Thứ hai: xây dựng môi trường thân thiện : Môi trường dạy học là nơi diễn ra hoạt động dạy và học. Trong môi trường ấy, hoạt động của giáo viên và học sinh đóng vai trò chủ đạo. Đồng thời, môi trường dạy học là nơi có các nguồn thông tin phong phú, đa dạng, giúp giáo viên và học sinh khai thác, sử dụng môi trường đó vào mục đích giảng dạy, học tập. Vì thế ngoài ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu, bàn ghế, ... nên trưng bày thêm hoa, tranh ảnh phục vụ bài học, sản phẩm học sinh tự làm. Lớp học phải sạch sẽ, gọn gàng. Là con người, ai cũng sẽ phải mắc khuyết điểm sai lầm, phạm lỗi... Học sinh đang trong quá trình phát triển, hình thành nhân cách, việc sai sót, sai phạm là điều không thể tránh khỏi. Nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu. Giáo viên cần phải hiểu lỗi trẻ thường mắc không phải do chủ định mà do bản tính hồn nhiên, ham chơi. Vậy khi các em có hành động không đúng, không tốt trong giờ học thì ta phải như thế nào? La mắng, đe dọa, ... không phải là cách giải quyết tốt. Đặc biệt, đối tượng học sinh yếu có thể sẽ rất bướng bỉnh cũng có thể rất nhút nhát. Nếu ta xử lý nghiêm khắc dễ gây “hiệu ứng ngược”, không đi theo chiều hướng giáo viên mong muốn. Điều quan trọng, giáo viên cần phải thật bình tĩnh, uy quyền, ta sửa phạt chứ không xử phạt học sinh. Vì thế, giáo viên phải chú ý giúp học sinh nhận ra lỗi sai, tự nhận xét và đề ra hình phạt cho mình (giáo viên có thể điều chỉnh nếu hình phạt học sinh nêu không phù hợp). Nói chung, chúng ta đến với học sinh bằng tình thương của người giáo viên yêu nghề, tận tụy. Những lời động viên khen thưởng kịp thời rất có giá trị. Những cách sửa phạt rõ ràng, công bằng cùng với thái độ điềm tĩnh của giáo viên giúp học sinh tự sửa lỗi hành vi của mình vì học sinh sẽ biết rằng: Thầy chỉ không đồng ý hành động của em chứ không ghét em. Thứ ba: tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn toán bằng các biện pháp cụ thể sau: 1- Tăng cường phương pháp trực quan: Đây là phương pháp nhằm phát huy thế mạnh của học sinh . Dụng cụ trực quan được huy động từ các nguồn sau đây : Một là: Dụng cụ sẵn có trong thư viện ( thực tế có không nhiều ) : các loại thước êke , thước thẳng , thước đo độ , thước dây , giác kế ,…. . Nhằm rèn luyện tư duy chính xác , khoa học cho học sinh. Hai là: Do giáo viên tự làm , tự sáng tạo hoặc các đồ dùng sẵn có xung quanh ta : như các loại đồ thị , mô hình , hình tam giác , tứ giác , dụng cụ xác định tâm đường tròn , thước vẽ truyền , viên bi , quả bóng bay , bóng đá , hộp phấn , cái bàn , chiếc khăn quàng , giấy kẻ ô , các vật thật , hình ảnh , đồ dùng xung quanh lớp học , trường học , trong gia đình ,……. Ví dụ : *) Khi dạy về hai tam giác bằng nhau , tôi có thể sử dụng hai tam giác bằng bìa cứng , có đánh dấu bằng màu khác nhau ở đỉnh , cạnh , góc nhưng thể hiện rõ sự tương ứng của các yếu tố . *) Khi dạy về ” Định lý tổng ba góc trong tam giác “ : tôi chuẩn bị một tấm bìa hình tam giác , dùng kéo cắt tấm bìa và dùng hồ dán , dán như hình vẽ dưới đây (h.1) Đặt vấn đề để học sinh suy nghĩ về tính chất tổng ba góc trong tam giác hoặc sử dụng để minh hoạ sau khi đã rút ra tính chất . (Thực hiện tương tự khi dạy về tổng các góc trong hình tứ giác ) *) Khi dạy cho học sinh lớp 7 về hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song thì hình ảnh thực tế minh hoạ là: các chấn song cửa sổ lớp học , các mép kề nhau hoặc đối diện của bàn học sinh , của cửa ra vào , ….. *) Khi dạy về các loại góc : Hình ảnh đó là góc vuông ở góc của mặt bàn , ô cửa , cánh cửa , vở , sách ….. ; góc nhọn : hai góc bằng nhau trên khăn quàng đỏ, góc trên cổ áo sơ mi ; góc tù : góc lớn nhất trên khăn quàng đỏ , góc tạo bởi hai mái nhà. Ba là: Các đồ dùng cũng có thể huy động từ chính bàn tay của học sinh : Giáo viên hướng dẫn , cho các em tự nghiên cứu thêm , rồi giao cho các em tự làm : sẽ nảy sinh những vấn đề cần thiết , những nhân tố sáng tạo , khi tìm vật liệu , khi thực hiện làm .Qua đó , kiểm tra mức độ tiếp thu , sức sáng tạo , sự hứng thú trong lao động và kích thích tính thi đua giữa các học sinh trong lớp . Ví dụ : *) Trước khi học về bài Đo độ dài đoạn thẳng ( hình học lớp 6 ), ở tiết trước , tôi dặn các em về nhà sưu tầm các loại thước đo độ dài mang theo đến lớp cho tiết sau . Sau khi học xong, tôi lại yêu cầu các em tự mình làm thước thẳng có chia độ dài để chấm điểm. *) Khi học tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau tại 1 điểm (hình học lớp 9): các em có thể tự làm thước phân giác, thước đo đường kính của hình tròn để chấm điểm. Bốn là: Các giáo cụ trực quan được làm theo kiểu lược đồ ven, Bản đồ tư duy : Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng lược đồ ven hoặc bản đồ tư duy giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Ví dụ : khi dạy về hình bình hành (hình học lớp 8), giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tạo bản đồ tư duy như sau: 2. Sử dụng tình huống có vấn đề Một là: Khai thác phần kiểm tra bài cũ ( hoặc đưa ra một vấn đề cũ ) , để đặt ra một vấn đề mới , đòi hỏi phải nghiên cứu kiến thức mới : Ví dụ : Khi dạy về số nguyên , giáo viên có thể kiểm tra về kỹ năng thực hiện phép tính trừ hai số tự nhiên , trong đó có vài phép tính mà số bị trừ nhỏ hơn số trừ . Sau đó nêu ra cách giải quyết, giới thiệu tập hợp số nguyên. Hai là: Đưa ra một số bài toán mà vận dụng kiến thức sắp học sẽ giải quyết nhanh, gọn hơn như vậy học sinh sẽ hứng thú hơn với cách làm mới mà giáo viên đưa ra Ví dụ : Trước khi dạy về tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, giáo viên đưa ra phép tính : 182.25 + 182.75 + 182.200 cho học sinh thực hiện theo cách thông thường . Sau đó , giới thiệu tính chất, áp dụng để tính nhanh kết quả . Ba là: Đưa ra một ứng dụng thực tế , một hình ảnh thực tế yêu cầu học sinh giải thích. Chỉ riêng việc mang đồ dùng đến lớp cũng đặt ra câu hỏi “ Đây là cái gì ? Thử đoán xem vật này dùng để làm gì ? Các em sẽ được biết sau khi học bài ……… ” và các em tập trung vào bài giảng vì tò mò . Ví dụ : *) trước khi học về bài đường tròn, tôi đưa ra chiếc compa , yêu cầu học sinh trả lời về công dụng của nó . Phần lớn học sinh sẽ trả lời được là để vẽ đường tròn . Tôi lại đưa ra tiếp : một tấm bìa hình tròn , một quả bóng bàn ; tôi sẽ đặt vấn đề là : chúng ta cùng tìm hiểu xem toán học gọi các vật này là gì, định nghĩa chúng như thế nào từ đó đi vào bài mới . *) khi dạy về các hình học không gian: hình nón, hình cầu, hình trụ... có thể yêu cầu học sinh mang theo một số vật dụng sẵn có ở nhà đến để quan sát, hoặc giáo viên có thể mang theo một số loại củ quả có các hình trên và thực hiện cắt để học sinh quan sát được mắt cắt của các hình đó. Bốn là: Gắn cho phép tính một nội dung thực tế , tạo cho học sinh hào hứng thực hiện phép tính đó : Ví dụ : Khi dạy chia số thập phân cho 10 , 100 , 1000 ,…. Có thể đưa ra quyển sách dày rồi hỏi “ Hãy tính độ dày của một từ giấy ? “ Khi ôn lại hoặc giới thiệu về công thức tính chu vi đường tròn : Giáo viên có thể hỏi :" để làm một chiếc vòng đồng diễn thể dục có đường kính 40cm thì cần một đoạn dây thép dài bao nhiêu cm ? " Khi dạy về biểu thức đại số , tính giá trị của các biểu thức đại số : Giáo viên có thể giới thiệu các công thức để kiểm tra một người được xem là gầy , mập hay bình thường . Hay khi dạy về đồ thị : giáo viên giới thiệu một đồ thị để kiểm tra một em bé có bị suy dinh dưỡng hay không , vừa giới thiệu minh hoạ đồ thị , vừa chỉ ra ý nghĩa thực tế của đồ thị . Trong các bài toán , khi có thể giáo viên nên “ chuyển thể ” nội dung của chúng sang việc tìm các đại lượng gần gũi với các em , gần với đời sống hàng ngày của các em như : quãng đường , thời gian đi học , số sách giáo khoa , vở , bút , số tiền tiết kiệm , là sản lượng hoặc diện tích bắp lai của một gia đình … . Giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt một cách dễ hiểu , gần gũi với các em . Hạn chế sử dụng từ Hán – Việt , từ khó . Ví dụ : Khi dạy học về phép cộng các số nguyên , tôi đưa vào so sánh việc tiêu tiền hoặc trả nợ … với phép cộng số âm ; so sánh việc thu nhập thêm tiền hoặc số tiền có … với phép cộng các số dương . Chẳng hạn : xác định kết qủa của phép cộng : -11 + 7 = ? + Bước 1 : Tôi hỏi : Nợ bao nhiêu , có bao nhiêu , sau khi trả nợ còn tiền hay vẫn nợ ? để xác định dấu của kết quả . + Bước 2 : Yêu cầu học sinh tìm ví dụ khác : Để học sinh có thể phân biệt , dễ ghi nhớ các quy tắc cộng , nhân các số nguyên . Tôi giới thiệu “ câu thần chú ”: “ Cùng cộng , khác trừ” , rồi giải thích . Năm là: Gắn những bài toán , phép tính , định lý …. với những tư liệu lịch sử , các mẩu chuyện toán học : Ví dụ : Quy tắc bình phương một số có tận cùng là 5, được Lê-nin khi còn bé rất yêu thích và thường đố các bạn . Cách xác định khoảng cách đến một vật ( không thể đi tới được ), đã được Na-pô-lê-ông dạy cho binh lính của mình để xác định chiều rộng của dòng sông , của đầm lầy . Sáu là: Đưa ra những kết quả vận dụng trong thực tế : Ví dụ : Khi học về diện tích đa giác : Giáo viên có thể nêu vấn đề : Gia đình em có một mảnh ruộng nếu không phải là các hình chữ nhật , hình vuông thông thường mà là một hình đa giác bất kỳ , thì em sẽ tính diện tích như thế nào? Các em sẽ tò mò muốn biết, do đó chăm chú lắng nghe và ghi nhớ . 3. Ra các bài tập vừa sức: Nếu các bài tập ra quá khó thường xuyên , sẽ dập tắt ngọn lửa sáng tạo vừa được nhen nhúm , các em sẽ mất tự tin . Nếu ra quá dễ , sẽ làm các em chủ quan , thực hiện qua loa . Còn nếu giáo viên tham gia hướng dẫn quá nhiều , thì các em tiếp thu bài học mà không tốn mấy sức lực , nên không gây ấn tượng , không nhớ lâu . Vì vậy , cần dành chỗ cho các em tư duy độc lập . Song vẫn cần xen lẫn các câu hỏi khó và dễ cho hai đối tượng : khá – giỏi và yếu – kém . 4. Hướng dẫn cho các em phương pháp, động cơ học tập: Hướng dẫn cho các em phương pháp học trên lớp một cách chủ động . Khi nghe giảng cần nắm được hệ thống toàn bài , phối hợp nghe giảng , suy nghĩ , tự mình ghi chép những gì cho là cần thiết mà không phụ thuộc vào nội dung ghi bảng của giáo viên . Khi làm bài tập phải kiên trì , cẩn thận , tỷ mỷ , không bao giờ bằng lòng với kết quả tìm được . Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập tối thiểu như : bút , các loại thước, vở ghi , sách giáo khoa , vở bài tập , vở nháp, thước, compa ……để phục vụ cho tiết học . Ngoài ra cần hướng cho các em ý thức thi đua về mọi mặt trong lớp, giao cho các tổ học tập thường xuyên kiểm tra đồ dùng , vở bài tập , thi đua về xung phong trả bài , thi đua đạt điểm cao ….. Luôn động viên các em cố gắng học để hiểu biết , không vì theo không kịp bạn mà nản không học, phải học để không bị bỏ rơi , bị lạc hậu . Phải luôn tự so sánh bản thân mình với người kém may mắn hơn ( nghèo hơn , bị tàn tật , gia đình bất hạnh hơn hoặc học kém hơn …. ) để biết trân trọng những thuận lợi mà mình đang có . Kích thích tính tự ái để các em ý thức được việc học tập là rất quan trọng. Nếu không chịu học hỏi , kể cả khi nghỉ học cũng không thể trở thành người thợ giỏi , không thể biết tính toán giỏi để làm giàu cho bản thân và cho gia đình . 5. Giải thích các từ khó: Cần phải thường xuyên chú ý đến việc giải thích các từ khó hiểu , các từ Hán – Việt thường gặp trong môn Toán ( như đường phân giác , đường trung trực , đường trung tuyến , trung điểm , quy đồng , … ) . Nhắc các em nếu gặp khó khăn khi nhớ lại các định nghĩa nêu trên , hãy nghĩ đến nghĩa của từ trước rồi từ từ liên hệ đến định nghĩa sau . 6. Đưa một số trò chơi đơn giản vào tiết học Việc đưa một số trò chơi đơn giản vào tiết học sẽ gây hứng thú trong tư duy cho các em (có thể đưa vào phần củng cố bài) . Do tâm lý lứa tuổi, giáo viên nên củng cố bài ở dạng trắc nghiệm, trò chơi ( giải ô chữ… ). Phần thưởng có thể là tràng vỗ tay , có thể là lời khen ngợi, có thể là điểm số …. . Có thể tổ chức thi giữa cá nhân học sinh hoặc giữa các nhóm với nhau . Tuy nhiên việc củng cố theo hình thức trên sẽ tốn thời gian chuẩn bị, đầu tư suy nghĩ; đồng thời kéo theo là phải dùng CNTT thì mới đạt yêu cầu . 7. Sử dụng phương pháp tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm: Trong các tài liệu về sử dụng phương pháp phát huy tính tích cực , chủ động của học sinh hiện nay đã nói về phương pháp tổ chức học sinh hoạt động nhóm tương đối đầy đủ . Ở đây tôi không nhắc lại nữa , mà chỉ xin đưa ra một số cách vận dụng linh hoạt , phù hợp với điều kiện thực tế của trường tôi . Nơi mà cơ sở vật chất lớp học và trang thiết bị trước mắt còn thiếu hoặc không phù hợp ( như bàn ghế , máy chiếu , … ) . Tôi xác định nhóm học tập của học sinh theo bàn . Hai bàn là một nhóm ( khoảng 4 em ). Nhóm này được giáo viên chủ nhiệm chia ngay từ đầu năm học , có chú ý đến năng lực của học sinh đồng đều giữa các nhóm ( khá , trung bình , yếu ) . Dụng cụ mà các em phải trang bị ngay từ đầu năm học , sử dụng thường xuyên trong các tiết học là bảng con (kích thước 50 cm x 40 cm ) và giấy nháp . Bên cạnh đó , không thể thiếu là sách giáo khoa , vở viết , thước kẻ , … . Đối với các bài tập , các tình huống mà giáo viên đưa ra cho học sinh . Tôi chọn các bài tập có câu trả lời hoặc đáp số ngắn gọn , học sinh có thể trình bày đủ trên một mặt của bảng con . Sau khi nhóm làm việc có kết quả ( thể hiện trên bảng con ) , tôi sẽ quan sát , nhanh chóng phát hiện ra nhóm nào làm đúng , nhóm nào làm sai . Từ đó , quyết định sẽ thu bài của nhóm nào . Các thao tác tiếp theo , tôi thực hiện theo trình tự chung của phương pháp hoạt động nhóm . Chỉ khác ở chỗ , thay vì đưa các giấy trong lên máy chiếu , tôi sẽ đưa bảng con để cả lớp quan sát . Việc sử dụng bảng con , còn có thể áp dụng khi học sinh làm việc độc lập. Khi tìm câu trả lời hoặc đáp án của một bài toán , tôi yêu cầu các em ghi kết quả vào bảng con và giơ lên cao . Giáo viên có thể nắm bắt được ngay số lượng học sinh làm được bài . Giáo viên cũng có thể nhân cơ hội này , làm trọng tài cho cuộc thi đua giữa hai dãy bàn ( bên trái , bên phải ) , công bố dãy nào có nhiều bạn làm bài đúng và nhanh hơn . 8. Thực hiện động viên, tuyên dương kịp thời: Chỉ cần phát hiện ra một học sinh học yếu giơ tay là tôi sẽ nói ngay “ Bạn A hôm nay rất tiến bộ , mời em phát biểu ! ” hoặc “ Cô rất vui , vì bạn B có ý kiến , mời em ! ”, …. . Hoặc khi các em rụt rè , có vẻ không tự tin , tôi sẽ động viên “ Các em cứ có phát biểu ý kiến , đây là bài mới học , các em có thể trả lời sai cũng là chuyện bình thường thôi mà ”, …. Khi giao bài tập , nếu thấy học sinh lớp A có khó khăn , tôi sẽ động viên ”Các em chịu khó suy nghĩ thêm xem , đây là bài Toán mà ở lớp B cũng có bạn làm được đấy ”, “ các em cứ phát biểu , nếu sai Cô sẽ sửa cho ”, … Tóm lại , tôi sẽ dùng lời lẽ , cử chỉ để làm cho các em yên tâm , tự tin suy nghĩ và trả lời . Đặc biệt cần quan tâm hơn tới đối tượng học sinh yếu kém . 9. Thực hiện tốt các giờ thực hành ngoài trời: Giờ thực hành ngoài trời của bộ môn toán thường chỉ có 2 tiết/năm, tuy nhiên lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng: giúp học sinh thấy được các ứng dụng của toán học vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời phát huy tính tích cực của cá nhân học sinh trong quá trình tham gia hoạt động nhóm. Ví dụ : *) Khi đo khoảng cách hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể đến được. Giáo viên phải soạn giảng đúng với yêu cầu thực tế của học sinh và tình hình đặc điểm của đơn vị , tôi luôn xác định rõ với học sinh miền núi thì cần phải đo khoảng cách nào là hợp lí ? dụng cụ thực hành của giáoviên là dụng cụ nào ? đối với học sinh phải chuẩn bị những dụng cụ nào là phù hợp ? không nên yêu cầu quá cao hoặc đo khoảng cách không hợp lí với học sinh . *) Khi đo chiều cao của vật: tôi cho học sinh đo những cây có trong sân trường hoặc đo trụ cờ hoặc có thể cho học sinh đo chiều cao của ngôi trường; không nên yêu cầu học sinh đo ngôi nhà cao tầng mà trong khu vực thực hành không có vì đây có thể làm cho các em không thấy được tính thực tiễn của môn học. 10. Sáng tạo trong hoạt động kiểm tra bài cũ: Đây là một hoạt động khá quan trọng để đánh giá việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Do giáo viên ngại mất thời gian nên thường chỉ gọi 1 đến 2 Học sinh, có khi không kiểm tra hết nội dung kiến thức cơ bản của bài trước. Vì vậy có thể gọi cùng lúc 3-4 học sinh lên trình bày viết ở bảng trong 5-6 phút theo từng câu hỏi (Em nào giải bài tập thì thêm thời gian). Như vậy trong 5-10 phút ta có thể kiểm tra được đến 4 Học sinh. (GV cũng có thể cùng lúc ấy giao cho cán bộ lớp giúp kiểm tra vở bài làm một số học sinh khác). Thỉnh thoảng nên cho học sinh làm bài trên giấy (5 – 7ph) để đánh giá việc học ở nhà và việc tiếp thu kiến thức ở bài trước của HS. Tuy nhiên giáo viên phải dành thêm thời gian để chấm, trả bài cho học sinh.
Trả lời
: Qua nghiên cứu lý luận (đọc sách và nghiên cứu tài liệu), tìm hiểu thực tế , thực trạng của học sinh , tìm ra các nguyên nhân của thực trạng , tổng hợp kinh nghiệm qua giảng dạy. Tôi đã mạnh dạn thực hiện và đề xuất một số biện pháp như sau: Thứ nhất: cần có sự đổi mới về tư duy, suy nghĩ của người thầy: Để nâng cao chất lượng giáo dục mà không chạy theo thành tích thì yếu tố quyết định phụ thuộc vào bản lĩnh sư phạm, năng lực thực sự và cái “tâm” của người Thầy. Thật vậy: Người Thầy có tâm huyết với nghề nghiệp thì mới không giảng dạy đối phó, mới chịu khó tìm tòi và học hỏi để tìm ra phương pháp truyền đạt kiến thức đến cho học sinh một cách tối ưu nhất, mới có thể tạo và gây hứng thú cho học sinh học tập. Và cũng chính vì cái tâm của người Thầy mà người Thầy không ngừng học hỏi, trau dồi để nâng dần bản lĩnh sư phạm, có phương pháp sư phạm tốt, hết lòng thương yêu học sinh. Có được như thế thì giáo viên giảng dạy cho học sinh hết mình, tạo cho học sinh hứng thú và ham thích môn học, coi việc học là của mình. Học sinh thấy được khi tham gia môn học sẽ mang lại cho học sinh cái gì đó có ích cho cuộc sống từ đó các em sẽ tự giác học tập, tích cực chủ động sáng tạo, qua đó hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn, biết vận dụng và ứng dụng linh hoạt những kiến thức đã học. Thứ hai: xây dựng môi trường thân thiện : Môi trường dạy học là nơi diễn ra hoạt động dạy và học. Trong môi trường ấy, hoạt động của giáo viên và học sinh đóng vai trò chủ đạo. Đồng thời, môi trường dạy học là nơi có các nguồn thông tin phong phú, đa dạng, giúp giáo viên và học sinh khai thác, sử dụng môi trường đó vào mục đích giảng dạy, học tập. Vì thế ngoài ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu, bàn ghế, ... nên trưng bày thêm hoa, tranh ảnh phục vụ bài học, sản phẩm học sinh tự làm. Lớp học phải sạch sẽ, gọn gàng. Là con người, ai cũng sẽ phải mắc khuyết điểm sai lầm, phạm lỗi... Học sinh đang trong quá trình phát triển, hình thành nhân cách, việc sai sót, sai phạm là điều không thể tránh khỏi. Nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu. Giáo viên cần phải hiểu lỗi trẻ thường mắc không phải do chủ định mà do bản tính hồn nhiên, ham chơi. Vậy khi các em có hành động không đúng, không tốt trong giờ học thì ta phải như thế nào? La mắng, đe dọa, ... không phải là cách giải quyết tốt. Đặc biệt, đối tượng học sinh yếu có thể sẽ rất bướng bỉnh cũng có thể rất nhút nhát. Nếu ta xử lý nghiêm khắc dễ gây “hiệu ứng ngược”, không đi theo chiều hướng giáo viên mong muốn. Điều quan trọng, giáo viên cần phải thật bình tĩnh, uy quyền, ta sửa phạt chứ không xử phạt học sinh. Vì thế, giáo viên phải chú ý giúp học sinh nhận ra lỗi sai, tự nhận xét và đề ra hình phạt cho mình (giáo viên có thể điều chỉnh nếu hình phạt học sinh nêu không phù hợp). Nói chung, chúng ta đến với học sinh bằng tình thương của người giáo viên yêu nghề, tận tụy. Những lời động viên khen thưởng kịp thời rất có giá trị. Những cách sửa phạt rõ ràng, công bằng cùng với thái độ điềm tĩnh của giáo viên giúp học sinh tự sửa lỗi hành vi của mình vì học sinh sẽ biết rằng: Thầy chỉ không đồng ý hành động của em chứ không ghét em. Thứ ba: tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn toán bằng các biện pháp cụ thể sau: 1- Tăng cường phương pháp trực quan: Đây là phương pháp nhằm phát huy thế mạnh của học sinh . Dụng cụ trực quan được huy động từ các nguồn sau đây : Một là: Dụng cụ sẵn có trong thư viện ( thực tế có không nhiều ) : các loại thước êke , thước thẳng , thước đo độ , thước dây , giác kế ,…. . Nhằm rèn luyện tư duy chính xác , khoa học cho học sinh. Hai là: Do giáo viên tự làm , tự sáng tạo hoặc các đồ dùng sẵn có xung quanh ta : như các loại đồ thị , mô hình , hình tam giác , tứ giác , dụng cụ xác định tâm đường tròn , thước vẽ truyền , viên bi , quả bóng bay , bóng đá , hộp phấn , cái bàn , chiếc khăn quàng , giấy kẻ ô , các vật thật , hình ảnh , đồ dùng xung quanh lớp học , trường học , trong gia đình ,……. Ví dụ : *) Khi dạy về hai tam giác bằng nhau , tôi có thể sử dụng hai tam giác bằng bìa cứng , có đánh dấu bằng màu khác nhau ở đỉnh , cạnh , góc nhưng thể hiện rõ sự tương ứng của các yếu tố . *) Khi dạy về ” Định lý tổng ba góc trong tam giác “ : tôi chuẩn bị một tấm bìa hình tam giác , dùng kéo cắt tấm bìa và dùng hồ dán , dán như hình vẽ dưới đây (h.1) Đặt vấn đề để học sinh suy nghĩ về tính chất tổng ba góc trong tam giác hoặc sử dụng để minh hoạ sau khi đã rút ra tính chất . (Thực hiện tương tự khi dạy về tổng các góc trong hình tứ giác ) *) Khi dạy cho học sinh lớp 7 về hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song thì hình ảnh thực tế minh hoạ là: các chấn song cửa sổ lớp học , các mép kề nhau hoặc đối diện của bàn học sinh , của cửa ra vào , ….. *) Khi dạy về các loại góc : Hình ảnh đó là góc vuông ở góc của mặt bàn , ô cửa , cánh cửa , vở , sách ….. ; góc nhọn : hai góc bằng nhau trên khăn quàng đỏ, góc trên cổ áo sơ mi ; góc tù : góc lớn nhất trên khăn quàng đỏ , góc tạo bởi hai mái nhà. Ba là: Các đồ dùng cũng có thể huy động từ chính bàn tay của học sinh : Giáo viên hướng dẫn , cho các em tự nghiên cứu thêm , rồi giao cho các em tự làm : sẽ nảy sinh những vấn đề cần thiết , những nhân tố sáng tạo , khi tìm vật liệu , khi thực hiện làm .Qua đó , kiểm tra mức độ tiếp thu , sức sáng tạo , sự hứng thú trong lao động và kích thích tính thi đua giữa các học sinh trong lớp . Ví dụ : *) Trước khi học về bài Đo độ dài đoạn thẳng ( hình học lớp 6 ), ở tiết trước , tôi dặn các em về nhà sưu tầm các loại thước đo độ dài mang theo đến lớp cho tiết sau . Sau khi học xong, tôi lại yêu cầu các em tự mình làm thước thẳng có chia độ dài để chấm điểm. *) Khi học tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau tại 1 điểm (hình học lớp 9): các em có thể tự làm thước phân giác, thước đo đường kính của hình tròn để chấm điểm. Bốn là: Các giáo cụ trực quan được làm theo kiểu lược đồ ven, Bản đồ tư duy : Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng lược đồ ven hoặc bản đồ tư duy giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Ví dụ : khi dạy về hình bình hành (hình học lớp 8), giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tạo bản đồ tư duy như sau: 2. Sử dụng tình huống có vấn đề Một là: Khai thác phần kiểm tra bài cũ ( hoặc đưa ra một vấn đề cũ ) , để đặt ra một vấn đề mới , đòi hỏi phải nghiên cứu kiến thức mới : Ví dụ : Khi dạy về số nguyên , giáo viên có thể kiểm tra về kỹ năng thực hiện phép tính trừ hai số tự nhiên , trong đó có vài phép tính mà số bị trừ nhỏ hơn số trừ . Sau đó nêu ra cách giải quyết, giới thiệu tập hợp số nguyên. Hai là: Đưa ra một số bài toán mà vận dụng kiến thức sắp học sẽ giải quyết nhanh, gọn hơn như vậy học sinh sẽ hứng thú hơn với cách làm mới mà giáo viên đưa ra Ví dụ : Trước khi dạy về tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, giáo viên đưa ra phép tính : 182.25 + 182.75 + 182.200 cho học sinh thực hiện theo cách thông thường . Sau đó , giới thiệu tính chất, áp dụng để tính nhanh kết quả . Ba là: Đưa ra một ứng dụng thực tế , một hình ảnh thực tế yêu cầu học sinh giải thích. Chỉ riêng việc mang đồ dùng đến lớp cũng đặt ra câu hỏi “ Đây là cái gì ? Thử đoán xem vật này dùng để làm gì ? Các em sẽ được biết sau khi học bài ……… ” và các em tập trung vào bài giảng vì tò mò . Ví dụ : *) trước khi học về bài đường tròn, tôi đưa ra chiếc compa , yêu cầu học sinh trả lời về công dụng của nó . Phần lớn học sinh sẽ trả lời được là để vẽ đường tròn . Tôi lại đưa ra tiếp : một tấm bìa hình tròn , một quả bóng bàn ; tôi sẽ đặt vấn đề là : chúng ta cùng tìm hiểu xem toán học gọi các vật này là gì, định nghĩa chúng như thế nào từ đó đi vào bài mới . *) khi dạy về các hình học không gian: hình nón, hình cầu, hình trụ... có thể yêu cầu học sinh mang theo một số vật dụng sẵn có ở nhà đến để quan sát, hoặc giáo viên có thể mang theo một số loại củ quả có các hình trên và thực hiện cắt để học sinh quan sát được mắt cắt của các hình đó. Bốn là: Gắn cho phép tính một nội dung thực tế , tạo cho học sinh hào hứng thực hiện phép tính đó : Ví dụ : Khi dạy chia số thập phân cho 10 , 100 , 1000 ,…. Có thể đưa ra quyển sách dày rồi hỏi “ Hãy tính độ dày của một từ giấy ? “ Khi ôn lại hoặc giới thiệu về công thức tính chu vi đường tròn : Giáo viên có thể hỏi :" để làm một chiếc vòng đồng diễn thể dục có đường kính 40cm thì cần một đoạn dây thép dài bao nhiêu cm ? " Khi dạy về biểu thức đại số , tính giá trị của các biểu thức đại số : Giáo viên có thể giới thiệu các công thức để kiểm tra một người được xem là gầy , mập hay bình thường . Hay khi dạy về đồ thị : giáo viên giới thiệu một đồ thị để kiểm tra một em bé có bị suy dinh dưỡng hay không , vừa giới thiệu minh hoạ đồ thị , vừa chỉ ra ý nghĩa thực tế của đồ thị . Trong các bài toán , khi có thể giáo viên nên “ chuyển thể ” nội dung của chúng sang việc tìm các đại lượng gần gũi với các em , gần với đời sống hàng ngày của các em như : quãng đường , thời gian đi học , số sách giáo khoa , vở , bút , số tiền tiết kiệm , là sản lượng hoặc diện tích bắp lai của một gia đình … . Giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt một cách dễ hiểu , gần gũi với các em . Hạn chế sử dụng từ Hán – Việt , từ khó . Ví dụ : Khi dạy học về phép cộng các số nguyên , tôi đưa vào so sánh việc tiêu tiền hoặc trả nợ … với phép cộng số âm ; so sánh việc thu nhập thêm tiền hoặc số tiền có … với phép cộng các số dương . Chẳng hạn : xác định kết qủa của phép cộng : -11 + 7 = ? + Bước 1 : Tôi hỏi : Nợ bao nhiêu , có bao nhiêu , sau khi trả nợ còn tiền hay vẫn nợ ? để xác định dấu của kết quả . + Bước 2 : Yêu cầu học sinh tìm ví dụ khác : Để học sinh có thể phân biệt , dễ ghi nhớ các quy tắc cộng , nhân các số nguyên . Tôi giới thiệu “ câu thần chú ”: “ Cùng cộng , khác trừ” , rồi giải thích . Năm là: Gắn những bài toán , phép tính , định lý …. với những tư liệu lịch sử , các mẩu chuyện toán học : Ví dụ : Quy tắc bình phương một số có tận cùng là 5, được Lê-nin khi còn bé rất yêu thích và thường đố các bạn . Cách xác định khoảng cách đến một vật ( không thể đi tới được ), đã được Na-pô-lê-ông dạy cho binh lính của mình để xác định chiều rộng của dòng sông , của đầm lầy . Sáu là: Đưa ra những kết quả vận dụng trong thực tế : Ví dụ : Khi học về diện tích đa giác : Giáo viên có thể nêu vấn đề : Gia đình em có một mảnh ruộng nếu không phải là các hình chữ nhật , hình vuông thông thường mà là một hình đa giác bất kỳ , thì em sẽ tính diện tích như thế nào? Các em sẽ tò mò muốn biết, do đó chăm chú lắng nghe và ghi nhớ . 3. Ra các bài tập vừa sức: Nếu các bài tập ra quá khó thường xuyên , sẽ dập tắt ngọn lửa sáng tạo vừa được nhen nhúm , các em sẽ mất tự tin . Nếu ra quá dễ , sẽ làm các em chủ quan , thực hiện qua loa . Còn nếu giáo viên tham gia hướng dẫn quá nhiều , thì các em tiếp thu bài học mà không tốn mấy sức lực , nên không gây ấn tượng , không nhớ lâu . Vì vậy , cần dành chỗ cho các em tư duy độc lập . Song vẫn cần xen lẫn các câu hỏi khó và dễ cho hai đối tượng : khá – giỏi và yếu – kém . 4. Hướng dẫn cho các em phương pháp, động cơ học tập: Hướng dẫn cho các em phương pháp học trên lớp một cách chủ động . Khi nghe giảng cần nắm được hệ thống toàn bài , phối hợp nghe giảng , suy nghĩ , tự mình ghi chép những gì cho là cần thiết mà không phụ thuộc vào nội dung ghi bảng của giáo viên . Khi làm bài tập phải kiên trì , cẩn thận , tỷ mỷ , không bao giờ bằng lòng với kết quả tìm được . Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập tối thiểu như : bút , các loại thước, vở ghi , sách giáo khoa , vở bài tập , vở nháp, thước, compa ……để phục vụ cho tiết học . Ngoài ra cần hướng cho các em ý thức thi đua về mọi mặt trong lớp, giao cho các tổ học tập thường xuyên kiểm tra đồ dùng , vở bài tập , thi đua về xung phong trả bài , thi đua đạt điểm cao ….. Luôn động viên các em cố gắng học để hiểu biết , không vì theo không kịp bạn mà nản không học, phải học để không bị bỏ rơi , bị lạc hậu . Phải luôn tự so sánh bản thân mình với người kém may mắn hơn ( nghèo hơn , bị tàn tật , gia đình bất hạnh hơn hoặc học kém hơn …. ) để biết trân trọng những thuận lợi mà mình đang có . Kích thích tính tự ái để các em ý thức được việc học tập là rất quan trọng. Nếu không chịu học hỏi , kể cả khi nghỉ học cũng không thể trở thành người thợ giỏi , không thể biết tính toán giỏi để làm giàu cho bản thân và cho gia đình . 5. Giải thích các từ khó: Cần phải thường xuyên chú ý đến việc giải thích các từ khó hiểu , các từ Hán – Việt thường gặp trong môn Toán ( như đường phân giác , đường trung trực , đường trung tuyến , trung điểm , quy đồng , … ) . Nhắc các em nếu gặp khó khăn khi nhớ lại các định nghĩa nêu trên , hãy nghĩ đến nghĩa của từ trước rồi từ từ liên hệ đến định nghĩa sau . 6. Đưa một số trò chơi đơn giản vào tiết học Việc đưa một số trò chơi đơn giản vào tiết học sẽ gây hứng thú trong tư duy cho các em (có thể đưa vào phần củng cố bài) . Do tâm lý lứa tuổi, giáo viên nên củng cố bài ở dạng trắc nghiệm, trò chơi ( giải ô chữ… ). Phần thưởng có thể là tràng vỗ tay , có thể là lời khen ngợi, có thể là điểm số …. . Có thể tổ chức thi giữa cá nhân học sinh hoặc giữa các nhóm với nhau . Tuy nhiên việc củng cố theo hình thức trên sẽ tốn thời gian chuẩn bị, đầu tư suy nghĩ; đồng thời kéo theo là phải dùng CNTT thì mới đạt yêu cầu . 7. Sử dụng phương pháp tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm: Trong các tài liệu về sử dụng phương pháp phát huy tính tích cực , chủ động của học sinh hiện nay đã nói về phương pháp tổ chức học sinh hoạt động nhóm tương đối đầy đủ . Ở đây tôi không nhắc lại nữa , mà chỉ xin đưa ra một số cách vận dụng linh hoạt , phù hợp với điều kiện thực tế của trường tôi . Nơi mà cơ sở vật chất lớp học và trang thiết bị trước mắt còn thiếu hoặc không phù hợp ( như bàn ghế , máy chiếu , … ) . Tôi xác định nhóm học tập của học sinh theo bàn . Hai bàn là một nhóm ( khoảng 4 em ). Nhóm này được giáo viên chủ nhiệm chia ngay từ đầu năm học , có chú ý đến năng lực của học sinh đồng đều giữa các nhóm ( khá , trung bình , yếu ) . Dụng cụ mà các em phải trang bị ngay từ đầu năm học , sử dụng thường xuyên trong các tiết học là bảng con (kích thước 50 cm x 40 cm ) và giấy nháp . Bên cạnh đó , không thể thiếu là sách giáo khoa , vở viết , thước kẻ , … . Đối với các bài tập , các tình huống mà giáo viên đưa ra cho học sinh . Tôi chọn các bài tập có câu trả lời hoặc đáp số ngắn gọn , học sinh có thể trình bày đủ trên một mặt của bảng con . Sau khi nhóm làm việc có kết quả ( thể hiện trên bảng con ) , tôi sẽ quan sát , nhanh chóng phát hiện ra nhóm nào làm đúng , nhóm nào làm sai . Từ đó , quyết định sẽ thu bài của nhóm nào . Các thao tác tiếp theo , tôi thực hiện theo trình tự chung của phương pháp hoạt động nhóm . Chỉ khác ở chỗ , thay vì đưa các giấy trong lên máy chiếu , tôi sẽ đưa bảng con để cả lớp quan sát . Việc sử dụng bảng con , còn có thể áp dụng khi học sinh làm việc độc lập. Khi tìm câu trả lời hoặc đáp án của một bài toán , tôi yêu cầu các em ghi kết quả vào bảng con và giơ lên cao . Giáo viên có thể nắm bắt được ngay số lượng học sinh làm được bài . Giáo viên cũng có thể nhân cơ hội này , làm trọng tài cho cuộc thi đua giữa hai dãy bàn ( bên trái , bên phải ) , công bố dãy nào có nhiều bạn làm bài đúng và nhanh hơn . 8. Thực hiện động viên, tuyên dương kịp thời: Chỉ cần phát hiện ra một học sinh học yếu giơ tay là tôi sẽ nói ngay “ Bạn A hôm nay rất tiến bộ , mời em phát biểu ! ” hoặc “ Cô rất vui , vì bạn B có ý kiến , mời em ! ”, …. . Hoặc khi các em rụt rè , có vẻ không tự tin , tôi sẽ động viên “ Các em cứ có phát biểu ý kiến , đây là bài mới học , các em có thể trả lời sai cũng là chuyện bình thường thôi mà ”, …. Khi giao bài tập , nếu thấy học sinh lớp A có khó khăn , tôi sẽ động viên ”Các em chịu khó suy nghĩ thêm xem , đây là bài Toán mà ở lớp B cũng có bạn làm được đấy ”, “ các em cứ phát biểu , nếu sai Cô sẽ sửa cho ”, … Tóm lại , tôi sẽ dùng lời lẽ , cử chỉ để làm cho các em yên tâm , tự tin suy nghĩ và trả lời . Đặc biệt cần quan tâm hơn tới đối tượng học sinh yếu kém . 9. Thực hiện tốt các giờ thực hành ngoài trời: Giờ thực hành ngoài trời của bộ môn toán thường chỉ có 2 tiết/năm, tuy nhiên lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng: giúp học sinh thấy được các ứng dụng của toán học vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời phát huy tính tích cực của cá nhân học sinh trong quá trình tham gia hoạt động nhóm. Ví dụ : *) Khi đo khoảng cách hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể đến được. Giáo viên phải soạn giảng đúng với yêu cầu thực tế của học sinh và tình hình đặc điểm của đơn vị , tôi luôn xác định rõ với học sinh miền núi thì cần phải đo khoảng cách nào là hợp lí ? dụng cụ thực hành của giáoviên là dụng cụ nào ? đối với học sinh phải chuẩn bị những dụng cụ nào là phù hợp ? không nên yêu cầu quá cao hoặc đo khoảng cách không hợp lí với học sinh . *) Khi đo chiều cao của vật: tôi cho học sinh đo những cây có trong sân trường hoặc đo trụ cờ hoặc có thể cho học sinh đo chiều cao của ngôi trường; không nên yêu cầu học sinh đo ngôi nhà cao tầng mà trong khu vực thực hành không có vì đây có thể làm cho các em không thấy được tính thực tiễn của môn học. 10. Sáng tạo trong hoạt động kiểm tra bài cũ: Đây là một hoạt động khá quan trọng để đánh giá việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Do giáo viên ngại mất thời gian nên thường chỉ gọi 1 đến 2 Học sinh, có khi không kiểm tra hết nội dung kiến thức cơ bản của bài trước. Vì vậy có thể gọi cùng lúc 3-4 học sinh lên trình bày viết ở bảng trong 5-6 phút theo từng câu hỏi (Em nào giải bài tập thì thêm thời gian). Như vậy trong 5-10 phút ta có thể kiểm tra được đến 4 Học sinh. (GV cũng có thể cùng lúc ấy giao cho cán bộ lớp giúp kiểm tra vở bài làm một số học sinh khác). Thỉnh thoảng nên cho học sinh làm bài trên giấy (5 – 7ph) để đánh giá việc học ở nhà và việc tiếp thu kiến thức ở bài trước của HS. Tuy nhiên giáo viên phải dành thêm thời gian để chấm, trả bài cho học sinh.