Hãy nêu quan điểm quản lý tích hợp của Peter Drucker?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Peter Drucker (người Anh) với nhiều công trình nghiên cứ nổi tiếng như: "Thực hành quản lý", "Các giới hạn của quản lý xã hội mới" và đặc biệt là cuốn sách "Quản lý trong thời đại bão táp". Tư tưởng quản lý của ông tập trung các vấn đề: quản lý một doanh nghiệp, quản lý các nhà quản lý, quản lý công nhân và công việc.  Quản lý một doanh nghiệp + Theo ông, quản lý một doanh nghiệp là tập trung vào nhiệm vụ kinh doanh, trong đó không nhất thiết chỉ là tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận là quan trọng, song chủ yếu nó là căn cứ để kiểm nghiệm khả năng quyết định trong quản lý các hoạt động kinh doanh. + Quản lý kinh doanh không phải là một nhiệm vụ thụ động, mà là hành động sáng tạo tạo ra các điều kiện kinh tế và thay đổi chúng khi cần thiết. + Khách hàng có tầm quan trọng đặc biệt, kinh doanh tồn tại và phát triển vì khách hàng. Vì vậy quản lý một doanh nghiệp bắt đầu từ mục đích là tạo ra khách hàng. Từ đó kinh doanh có hai chức năng quan trọng: marketing và cải tiến (hoặc phát triển). Marketing là các hoạt động nghiên cứu thị trường và phát triển sản xuất để cung cấp hàng hóa với giá cả và chất lượng mà khách hàng chấp nhận được. Cải tiến là tạo ra các điều khoản về hàng hóa và dịch vụ ngày càng tốt hơn, có lợi nhiều hơn.  Quản lý các nhà quản lý Peter Drucker cho rằng các nhà quản lý là nguồn lực cơ bản và quý giá nhất trong các tổ chức kinh doanh; việc xây dựng đội ngũ quản lý rất tốn thời gain và công sức song lại có thể bị phá hủy bất cứ lúc nào. Từ đó cần quan tâm đáp ứng các yêu cầu: + Quản lý theo các mục tiêu và tự điều khiển: Quản lý theo các mục tiêu đòi hỏi tổ chức công việc một cách thích hợp, có phạm vi quản lý và quyền lực rộng nhất; quản lý tự điều khiển là để kiểm soát công việc của chính nhà quản lý. + Liên kết công việc với yêu cầu của cấp cao hơn. Một mặt, phải từ những việc mà cấp trên cần để đóng góp vào mục tiêu chung (gắn các lợi ích); mặt khác, người quản lý phải hướng cho cấp dưới đảm bảo sự hoạt động hài hòa trong cả doanh nghiệp. + Tạo ra tinh thần hợp lý trong tổ chức: cần yêu cầu cao đối với các nhà quản lý, đồng thời động viên được họ thông qua việc khuyến khích, khen thưởng, tăng lương, đề bạt; tạo cơ hội phát huy khả năng cho mọi người.  Quản lý công nhân và công việc Drucker nhấn mạnh yếu tố con người vì vậy cần tôn trọng và phát huy tiềm năng con người. Trong công việc, cần đặt cá nhân người công nhân trong quan hệ với nhóm lao động; làm việc ăn ý với nhau để cùng đạt tới mục đích chung. Phải mở rộng công việc nhằm tạo ra các cơ hội tốt cho công nhân "bán lành nghề", nhất là công nhân "cấp cao" có khả năng chỉ đạo công việc và kèm cặp những công nhân ít kinh nghiệm. Hướng này thích ứng với điều kiện sản xuất tự động hóa, trong đó công nhân không phải làm các công việc mệt mỏi một cách máy móc trên dây chuyền, mà điều khiển các thiết bị tự động - một việc làm mang tính tổng hợp giống như việc lập kế hoạch. Drucker nghiên cứu khá sâu về vấn đề ra quyết định quản lý và khẳng định "quản lý là một quá trình ra quyết định", phân biệt các quyết định chiến lược và các quyết định sách lược, trong đó các quyết định thực sự khó khăn là các quyết định chiến lược. Quá trình ra quyết định gồm 5 giai đoạn: + Xác định vấn đề: trả lời các câu hỏi vấn đề thực sự nằm ở đâu, trọng tâm của vấn đề là gì (cơ cấu tổ chức, chi phí sản xuất, quan hệ cá nhân, kỹ thuật hay buôn bán). + Phân tích vấn đề: Xử lý thôn tin quản lý. + Khai thác các giải pháp thay thế: xem xét lại những giả định đã được đặt ra, nghĩ ra các giải pháp có thể lựa chọn và kiểm tra giá trị của chúng. + Tìm giải pháp tối ưu: So sánh các phương án khác nhau, lựa chọn một phương án tốt nhất. Để làm được điều này cần các tiêu chí: Sự mạo hiểm, tính kinh tế, sự thích hợp với từng thời điểm và giới hạn của các nguồn lực. + Đưa ra các quyết định hữu hiệu: biến các giải pháp tối ưu thành quyết định hành động mà mọi người phải tham gia một cách có trách nhiệm. Trong thời đại thông tin, toàn cầu hóa, đồng tiền xuyên quốc gia, hệ thống ngân hàng thế giới ngày càng mạnh, vai trò các nước công nghiệp mới (NICS) tăng lên nhanh chóng thì quản lý phải thích nghi và đổi mới và các vấn đề cần giải quyết là: + Quản lý sự thích nghi với lạm phát. + Duy trì khả năng thanh toán và sức mạnh tài chính. + Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Chú trọng hiệu quả của lao động trí óc. Tóm lại, Quản lý trong thời đại "bão táp" là chính sách quản lý hướng về tương lai bằng cách phát triển tri thức và trách nhiệm của con người.
Trả lời
Peter Drucker (người Anh) với nhiều công trình nghiên cứ nổi tiếng như: "Thực hành quản lý", "Các giới hạn của quản lý xã hội mới" và đặc biệt là cuốn sách "Quản lý trong thời đại bão táp". Tư tưởng quản lý của ông tập trung các vấn đề: quản lý một doanh nghiệp, quản lý các nhà quản lý, quản lý công nhân và công việc.  Quản lý một doanh nghiệp + Theo ông, quản lý một doanh nghiệp là tập trung vào nhiệm vụ kinh doanh, trong đó không nhất thiết chỉ là tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận là quan trọng, song chủ yếu nó là căn cứ để kiểm nghiệm khả năng quyết định trong quản lý các hoạt động kinh doanh. + Quản lý kinh doanh không phải là một nhiệm vụ thụ động, mà là hành động sáng tạo tạo ra các điều kiện kinh tế và thay đổi chúng khi cần thiết. + Khách hàng có tầm quan trọng đặc biệt, kinh doanh tồn tại và phát triển vì khách hàng. Vì vậy quản lý một doanh nghiệp bắt đầu từ mục đích là tạo ra khách hàng. Từ đó kinh doanh có hai chức năng quan trọng: marketing và cải tiến (hoặc phát triển). Marketing là các hoạt động nghiên cứu thị trường và phát triển sản xuất để cung cấp hàng hóa với giá cả và chất lượng mà khách hàng chấp nhận được. Cải tiến là tạo ra các điều khoản về hàng hóa và dịch vụ ngày càng tốt hơn, có lợi nhiều hơn.  Quản lý các nhà quản lý Peter Drucker cho rằng các nhà quản lý là nguồn lực cơ bản và quý giá nhất trong các tổ chức kinh doanh; việc xây dựng đội ngũ quản lý rất tốn thời gain và công sức song lại có thể bị phá hủy bất cứ lúc nào. Từ đó cần quan tâm đáp ứng các yêu cầu: + Quản lý theo các mục tiêu và tự điều khiển: Quản lý theo các mục tiêu đòi hỏi tổ chức công việc một cách thích hợp, có phạm vi quản lý và quyền lực rộng nhất; quản lý tự điều khiển là để kiểm soát công việc của chính nhà quản lý. + Liên kết công việc với yêu cầu của cấp cao hơn. Một mặt, phải từ những việc mà cấp trên cần để đóng góp vào mục tiêu chung (gắn các lợi ích); mặt khác, người quản lý phải hướng cho cấp dưới đảm bảo sự hoạt động hài hòa trong cả doanh nghiệp. + Tạo ra tinh thần hợp lý trong tổ chức: cần yêu cầu cao đối với các nhà quản lý, đồng thời động viên được họ thông qua việc khuyến khích, khen thưởng, tăng lương, đề bạt; tạo cơ hội phát huy khả năng cho mọi người.  Quản lý công nhân và công việc Drucker nhấn mạnh yếu tố con người vì vậy cần tôn trọng và phát huy tiềm năng con người. Trong công việc, cần đặt cá nhân người công nhân trong quan hệ với nhóm lao động; làm việc ăn ý với nhau để cùng đạt tới mục đích chung. Phải mở rộng công việc nhằm tạo ra các cơ hội tốt cho công nhân "bán lành nghề", nhất là công nhân "cấp cao" có khả năng chỉ đạo công việc và kèm cặp những công nhân ít kinh nghiệm. Hướng này thích ứng với điều kiện sản xuất tự động hóa, trong đó công nhân không phải làm các công việc mệt mỏi một cách máy móc trên dây chuyền, mà điều khiển các thiết bị tự động - một việc làm mang tính tổng hợp giống như việc lập kế hoạch. Drucker nghiên cứu khá sâu về vấn đề ra quyết định quản lý và khẳng định "quản lý là một quá trình ra quyết định", phân biệt các quyết định chiến lược và các quyết định sách lược, trong đó các quyết định thực sự khó khăn là các quyết định chiến lược. Quá trình ra quyết định gồm 5 giai đoạn: + Xác định vấn đề: trả lời các câu hỏi vấn đề thực sự nằm ở đâu, trọng tâm của vấn đề là gì (cơ cấu tổ chức, chi phí sản xuất, quan hệ cá nhân, kỹ thuật hay buôn bán). + Phân tích vấn đề: Xử lý thôn tin quản lý. + Khai thác các giải pháp thay thế: xem xét lại những giả định đã được đặt ra, nghĩ ra các giải pháp có thể lựa chọn và kiểm tra giá trị của chúng. + Tìm giải pháp tối ưu: So sánh các phương án khác nhau, lựa chọn một phương án tốt nhất. Để làm được điều này cần các tiêu chí: Sự mạo hiểm, tính kinh tế, sự thích hợp với từng thời điểm và giới hạn của các nguồn lực. + Đưa ra các quyết định hữu hiệu: biến các giải pháp tối ưu thành quyết định hành động mà mọi người phải tham gia một cách có trách nhiệm. Trong thời đại thông tin, toàn cầu hóa, đồng tiền xuyên quốc gia, hệ thống ngân hàng thế giới ngày càng mạnh, vai trò các nước công nghiệp mới (NICS) tăng lên nhanh chóng thì quản lý phải thích nghi và đổi mới và các vấn đề cần giải quyết là: + Quản lý sự thích nghi với lạm phát. + Duy trì khả năng thanh toán và sức mạnh tài chính. + Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Chú trọng hiệu quả của lao động trí óc. Tóm lại, Quản lý trong thời đại "bão táp" là chính sách quản lý hướng về tương lai bằng cách phát triển tri thức và trách nhiệm của con người.