5 chứng rối loạn tâm lý thường gặp ở giới trẻ?
kiến thức chung
5 chứng rối loạn tâm lý thường gặp ở giới trẻ.
1. Social Anxiety Disorder (SAD) - Rối loạn ám ảnh xã hội.
Đã bao giờ bạn đứng trước đám đông và cảm thấy sợ hãi, cổ họng nghẹn lại, tim đập nhanh và không thể trình bày ý kiến của bản thân chưa? Đã bao giờ trước một tập thể và bạn chợt sợ rằng hành động của mình sẽ kết thúc trong thất bại, rằng ý tưởng của mình sẽ bị bác bỏ và mình sẽ bị bẽ mặt và xấu hổ không? Đã bao giờ bạn sợ đối mặt với ánh mắt của mọi người xung quanh vì cho rằng mình bị đánh giá và phán xét?
SAD được mô tả như sự sợ hãi quá mức trong các tình trạng xã hội thông thường, ví dụ như nói truyện trước đám đông hay giơ tay phát biểu trong lớp học. đây là chứng rối loạn khá phổ biến, song những người bị chuẩn đoán rối loạn khá phổ biến, song những người bị chuẩn đoán rối loạn ám ảnh xã hội không cho rằng đó là bệnh tâm lý và không đi tìm sự giúp đỡ, họ thường có xu hướng tránh né, vì vậy nên giảm khả năng làm việc và các chức năng xã hội của họ, và chính sự cô lập mình này khiến cho họ đau khổ.
2. Generalized Anxiety Disorder (GAD) - Rối loạn lo âu toàn thể.
Trong cuộc sống, ai mà chẳng có lúc lo âu, bất an và không chắc chắn. tuy nhiên nếu cảm giác lo lắng đó thường xuyên kéo dài và có xu hướng thái quá thì nó đã không còn bình thường nữa.
Những người bị chuẩn đoán GAD luôn bất an, hồi hộp và thể hiện sự lo lắng thái quá và căng thẳng quá mức, dù cho không có vấn đề nào quá nghiêm trọng; về sức khỏe của mình, tiền bạc, gia đình, học hành rồi thi cử và công việc sau này; cơn lo lắng kéo dài suốt cả ngày, có khi suốt cản tuần, cả tháng. Biểu hiện trên cơ thể khá rõ ràng do phải chịu nhiều áp lực thần kinh và lo lắng thái quá thường đau nhức, như vã mồ hôi nhiều ở bàn tay, co thắt ngực và bụng, khó ngủ. tuy nhiều người cho rằng nó không quá đáng ngại, nhiều nhất chỉ làm giảm năng suất làm việc của họ, nhưng nguời mắc GAD thực chất luôn cảm thấy không thể thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của sự lo lắng, và sau đó dần trở nên chán nản với cuộc sống họ đang trải qua.
3. Major Depressive Diorder (MDD) - Hội chứng trầm cảm.
Cuộc đời không phải lúc nào cũng màu hồng, và những muộn phiền là khó tránh. Luôn có những lúc con người cảm thấy tự ti về bản thân, buồn bã và suốt hiện những suy nghĩ tiêu cực và cảm thấy vô vọng trong cuộc sống.
Người người bị chuẩn đoán MDD thường đã trải qua một sự kiện trong đời mà tác động mạnh mẽ tới họ, ám ảnh họ trừ những trường hợp bẩm sinh khiến họ trải qua nỗi buồn chán kéo dài, trống rỗng và tuyệt vọng. họ dần mất đi những niềm vui thú trong đời, như khẩu vị ăn uống, niềm vui khi làm việc mình thích, dẫn đến rối loạn cảm xúc thất thường hay rối loạn giảm chú ý, mất năng lượng trong ngày và khó ngủ về đêm. Nghe giống một cơn "downmood" bình thường thôi đúng không? - song nếu các triệu chứng này kéo dài, các cảm xúc tiêu cực sẽ chỉ ngày càng gia tăng về nghiêm trọng hơn, đến mức tệ nhất là mong muốn kết thúc cuộc sống này.
4. Obsessive - Compulsive Disorder (OCD) - Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Đây có nhẽ là một trong những rối loạn tâm lý được nhắc khá nhiều và trên thực tế thì nó phổ biến hơn bạn nghĩ.
Như cái tên của nó, người bị chuẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế dường như lúc nào cũng lo lắng ám ảnh về một vấn đề nhất định, và vì thế họ cưỡng chế bản thân lặp đi lặp lại một hành động dù cho đó là vô nghĩa. Ví dụ như sự ám ảnh về vi trùng và sự sạch sẽ khiến họ luôn luôn mang găng tay và khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay liên tục và tránh tiếp xúc với người ngoài hay đồ vật ở nơi công cộng nhiều nhất có thể. Tuy nhiên cũng có một số biểu hiện thường thấy hơn, ví dụ như ở một vài trẻ thì phải đọc truyện trước khi đi ngủ, hay để đèn sáng thì mới ngủ được. hay chứng ấm ảnh sự hoàn hảo khi người ta không chịu được khi thấy đồ vật không để đúng chỗ, hay cố gắng hết sức trong công việc và học tập để thỏa mãn hình mẫu hoàn hảo của bản thân bất chấp mệt mỏi hay thậm chí, giả tạo.
5. Asperger's Syndrome - Hội chứng Asperger's.
Có thể bạn chưa nghe nói đến hội chứng Asperger's trước đây, nhưng đây không phải là một chứng rối loạn tâm lý khó gặp. hội chứng được mô tả là tình trạng nhẹ của chứng tự kỷ. những người bị chuẩn đoán Asperger's có khả năng và ngôn ngữ bình thường, thậm chí vượt trội, phi thường, song lại có khuynh hướng thích ở một mình và khả năng giao tiếp xã hội kém. Tuy có những người vụng về lóng ngóng do ảnh hưởng của hội chứng song có những người bộc lộ khả năng tuyệt vời. ví dụ đơn giản như, khi đặt họ vào đúng môi trường - một cuộc đối thoại riêng tư trong một nhóm nhỏ, họ có khuynh hướng bày tỏ tri thức cá nhân với một phong thái trôi chảy, lỗi lạc thậm chí siêu việt, tuy có phần hơi bốc đồng, kích động.
Tuy nhiên có một sự đáng buồn rằng: trong khi một số người được gia đình chấp nhận, giáo dưỡng phù hợp, vươn lên được xã hội công nhận là thiên tài, thì phần không nhỏ còn lại bị miệt thị là "lập dị".
Như tổng thống Hoa Kì Bill Clinton từng nói: "Bệnh tâm thần không có gì là đáng xấu hổ, mà chính thành kiến và sự kì thị mới khiến ta hổ thẹn" - khi bạn gặp khó khăn trong cuộc sống và thấy bản thân bất ổn trong thời gian fafi, hãy đừng ngại ngần mà mà tìm đến sự giúp đỡ của người khác, có thể là người thân hay bác sĩ tâm lý. Đừng tự dằn vặt hay chối bỏ bản thân, một khi tổn thương dẫn đến tuyệt vọng sẽ đi đến những quyết định đáng tiếc.
Nội dung liên quan
Thanh Quỳnh