| 3 LÝ DO KHIẾN NHÀ ĐẦU TƯ F0 THƯỜNG THẤT BẠI. |
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến những diễn biến nóng hổi, lập nên kỷ lục mới dưới bối cảnh tình hình dịch văng thẳng hiện nay. Sự sôi động của thị trường đã và đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư F0 tham gia vào đầu tư chứng khoán.
Dù tăng trưởng nhanh về số lượng, tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết “nhà đầu tư F0” là gì?
Trong thị trường chứng khoán, những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán từ năm 2020, đặc biệt là những nhà đầu tư trẻ được gọi là nhà đầu tư F0.
Tình hình dịch bùng phát suốt 2 năm qua khiến cho nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, buộc các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay. Điều này cũng đồng nghĩa với việc lãi suất gửi ngân hàng cũng không còn nằm trong những uy tiên cho “dòng tiền nhàn rỗi” của người dân. Trước tình cảnh đó, mọi người lựa chọn rút hầu bao vào kênh đầu tư tiềm năng hơn là cổ phiếu.
Cũng chịu ảnh hưởng từ đại dịch, nhiều người trở nên thất nghiệp. Nhưng nhờ thấy được diễn biến sôi nổi của thị trường trên chứng khoán, nhiều người trở thành nhà đầu tư F0 tại thị trường này, nhằm tìm kiếm nguồn thu nhập thay thế từ công việc mình bị mất.
Hiện nay, có thể thấy nhà đầu tư F0 gia tăng về số lượng rất nhiều nhưng chất lượng thì không có vẻ không phát triển song hành. Nhiều nhà đầu tư chứng khoán F0 trắng tay hay trong cảnh nợ nần dù thị trường chứng khoán đang bước vào những “làn sóng” cao điểm.
Tại sao nhà đầu tư F0 thường thất bại?
Thiếu kiến thức, kinh nghiệm.
Nhiều người chưa bao giờ tiếp xúc hay làm việc trong lĩnh vực kinh tế, tài chính nên họ thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong việc phân tích, nghiên cứu để đưa ra kết luận lựa chọn cổ phiếu tiềm năng, tăng trưởng.
Đầu cơ hơn đầu tư.
Đầu cơ thường là mục tiêu của các traders, thường giao dịch cổ phiếu hàng ngày trên thị trường nhằm kiếm lợi nhuận từ những khoản chênh lệch của giá cổ phiếu, thu lợi nhuận nahnh trong thời gian ngắn.
Còn đầu tư là khi các investors lựa chọn cổ phiếu có tiềm năng từ doanh nghiệp có hoạt động kinh tốt, tuy nhiên, phải đợi một khoảng thời gian (thường ít nhất một năm), thì cổ phiếu của các doanh nghiệp này mới tăng giá và sinh lời lớn cho các cổ đông.
Nhiều nhà đầu tư F0 thường mang tâm lý muốn kiếm lời ngay, nên thường điều chỉnh hạng mục đầu tư của mình ngay khi thấy giá cổ phiếu trong doanh mục mình rớt giá hoặc tăng trưởng chậm trong mỗi đợt sóng. Điều này dẫn tới lý do tại sao sau mỗi lần sóng quét qua chỉ để lại trong thị trương một đống giấy lộn cùng với những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm cùng những khoản lỗ.
Đầu cơ không hề xấu, nhưng nên biết đúng chỗ, đúng điểm dừng. Đa số, các nhà đầu tư F0 thường là những người trẻ, thiếu kinh nghiệm nên vì muốn “lướt sóng” dù chậm chân “lên thuyền” nhưng vẫn cố bám trụ để có cái lợi trước mắt, thay vì đầu tư dài hạn.
Đặt lệch theo cảm tính.
Để tạo ra lợi nhuận từ thị trường này các nhà đầu tư cần trang bị cho mình tâm lý vững vàng khi nghe tin giá thay đổi. Nhiều nhà đầu tư F0 mới gia nhập thị trường do thiếu kinh nghiệm thường bị “đội lái” dẫn dắt. Trước sự bùng nổ của thông tin trong thời đợi 4.0 hiện nay, một nhận định về giá cổ phiếu “xanh lơ” trong phiên giao dịch mở đầu ngày mai chỉ được công bố ngay sau phiên ATC chắc khoảng 0.1s. Trước những thông tin như vậy nhiều nhà đầu tư F0 thấy “chột dạ”, bán tống bán tháo số cổ phiếu giảm giá ngay trong ngày tiếp theo để cắt lỗ mà không cần tiem hiểu lý do.
Ngoài ra, số lượng các nhà đầu tư trẻ đã mất hàng chục triệu, trăm triệu đồng vì rót tiền mua những mã cổ phiếu được “phím hàng” mà không hiểu tại sao lại mua mã này hay bán mã kia cũng là con số không hề nhỏ.
Để tránh được những rủi ro nêu trên, các nhà đầu tư F0 nên trang bị kỹ cho mình kiến thức, kỹ năng thông qua những bài học đầu tư chứng khoáng trước khi xâm nhập vào thị trường. Cần đặt ra cho bản thân về mức lợi nhuận kỳ vọng, cũng như mức cắt lỗ hợp lý và tuân thủ theo.
đầu tư & tài chính
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian